Kiến Thức
Điểm khác biệt giữa IPv6 và IPv4 là gì?
Giao thức IPv4, IPv6 chắc hẳn bạn đã được nghe rất nhiều rồi đúng không nào? Tuy nhiên, bạn đã hiểu được hết về chúng hay chưa. Vậy ngay tại bài viết này, Máy Chủ Việt xin mời các bạn cùng xem ngay thông tin liên quan đến hai giao thức này, cũng như so sánh xem điểm giống và khác nhau giữa hai IP này nhé!
Mục Lục
Tổng quan chung về hai giao thức
IPv6 và IPv4 là hai phiên bản giao thức Internet (IP), được sử dụng để định danh và định vị các thiết bị trên mạng.
IPv4 là viết tắt của Internet Protocol version 4 (giao thức internet phiên bản 4), được phát triển vào những năm 1980 và được cho ra mắt vào 1981, đây là phiên bản đầu tiên của IP để sản xuất Satnet và Arpanet, hiện vẫn còn được sử dụng rộng rãi đến ngày nay. Địa chỉ IPv4 được biểu thị bằng 4 cặp số nguyên trong khoảng từ 0 đến 255, được phân cách bằng dấu chấm, phải chuyển đổi thành 0 và 1 để máy có thể hiểu được.
Ví dụ: 192.123.123.90
IPv6 (viết tắt của giao thức internet phiên bản 6) một giao thức dựa trên IPv4, được giới thiệu và cho ra mắt vào năm 1995. Có thể thấy, đây cũng chính là phiên bản mới và đang dần trở nên phổ biến hơn rất nhiều so với phiên bản cũ trước đây, bởi sự cải thiện về nhiều tính năng mà nó mang lại. Về phần địa chỉ, IPv6 được biểu diễn dưới dạng một loạt các số hexa (160-bit), hay còn gọi là nhóm gồm 8 số thập lục phân và cách nhau bằng dấu hai chấm.
Ví dụ: 2001:0db8:85a3:0000:0000:8a2e:0370:7334
>>> Xem thêm: IPv6 Là Gì? Những Mục Tiêu Và Lợi Ích Của IPv6
Điểm giống nhau giữa IPv6 và IPv4
Do là IPv6 được xây dựng dựa trên IPv4, nên cũng sẽ có sự giống nhau ở một số đặc điểm, trong đó có chức năng chính là gửi và nhận dữ liệu qua internet, được định tuyến đến đích một cách chính xác và độc lập với cơ sở hạ tầng mạng cơ bản, có thể hiểu rõ hơn như sau:
Hệ thống đặt tên được chỉ định
Cả hai được thiết kế để cung cấp một phương tiện đặt tên hoặc nhận dạng các thiết bị trên internet, tương tự như cách mỗi quốc gia sẽ có một tên duy nhất. Hay hai giao thức này cũng đảm bảo mỗi thiết bị trên internet có một địa chỉ duy nhất, bao gồm máy tính, điện thoại di động và các thiết bị mạng IoT
Giao thức cốt lõi
IPv6 và IPv4 đều là một phần của bộ giao thức TC/IP, đầy cũng chính là giao bộ quan trọng điều chỉnh việc hoạt động tiêu chuẩn của internet từ những ngày đầu của nó vào những năm 1980, trong bộ cũng có cả bao gồm giao thức dữ liệu người dùng (UDP). Mặc dù IPv4 là giao thức internet đầu tiên và IPv6 được phát triển sau đó, nhưng cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và truyền dữ liệu trên internet.
Truyền dữ liệu không kết nối
Không chỉ IPv4 mà còn cả IPv6 đều sử dụng giao thức này và định tuyến đa gói để truyền dữ liệu qua internet. Điều này có nghĩa là dữ liệu được chia thành các gói nhỏ và gửi đi một cách độc lập, mỗi gói được định tuyến qua các đường dẫn khác nhau trên internet. Sau đó, các gói này được phép ghép lại theo thứ tự đúng tại thiết bị đích, hay còn gọi là thiết bị nhận, quy trình này được thực hiện bở TCP hoặc UDP tại lớp truyền tải trong mô hình OSI.
>>> Chọn ngay máy chủ Dell PowerEdge R550 siêu xịn, không thể bỏ lỡ
Sự khác nhau giữa hai giao thức IPv6 và IPv4
Tất nhiên sẽ khó trành khỏi việc IPv6 sẽ có nhiều điểm vượt trội hơn khi cải tiến, cũng nhưng một phần khác biệt so với IPv4 và để xem đó là gì, hãy cùng Máy Chủ Việt tham khảo ngay bảng dưới đây:
Đặc Điểm | IPv4 | IPv6 |
---|---|---|
Độ Dài Địa Chỉ | 32 bit | 128 bit |
Cấu Hình Địa Chỉ | Hỗ trợ cấu hình DHCP và thủ công | Hỗ trợ cấu hình tự động và đánh số lại |
Tính Toàn Vẹn Kết Nối | Không thể đạt được từ đầu đến cuối | Có thể đạt được end-to-end |
Không Gian Địa Chỉ | 4,29 × 10^9 | 3,4 × 10^38 |
Tính Năng Bảo Mật | Phụ thuộc vào ứng dụng | IPSEC là một tính năng bảo mật sẵn có trong IPv6 |
Biểu Diễn Địa Chỉ | Thập phân | Thập lục phân |
Phân Mảnh | Người gửi và bộ định tuyến chuyển tiếp | Chỉ được thực hiện bởi người gửi |
Nhận Dạng Luồng Gói | Không có sẵn | Có sẵn và sử dụng trường nhãn luồng trong tiêu đề |
Trường Tổng Kiểm Tra | Có sẵn | Không có sẵn |
Sơ Đồ Truyền Tin Nhắn Quảng Bá | Có một | Trong sơ đồ truyền tin nhắn multicast và Anycast có sẵn |
Mã Hóa và Xác Thực | Không được cung cấp | Được cung cấp trong IPv6 |
Độ Dài Tiêu Đề | 20-60 byte cố định | 40 byte cố định |
Chuyển Đổi | Có thể chuyển đổi sang IPv6 | Không phải tất cả đều có thể chuyển đổi sang IPv4 |
Cấu Trúc Địa Chỉ | 4 trường được phân tách bằng dấu chấm (.) | 8 trường được phân tách bằng dấu hai chấm (:) |
Lớp Địa Chỉ IP | Chia thành năm lớp: A, B, C, D, E | Không có bất kỳ lớp địa chỉ IP nào |
Hỗ Trợ VLSM | Có | Không |
Ví Dụ | 66.94.29.13 | 2001:0000:3238:DFE1:0063:0000:0000:FEFB |
>>> Có thể bạn sẽ quan tâm đến server máy chủ dành cho doanh nghiệp
Nên sử dụng IPv6 hay IPv4?
Mặc dù bản IPv6 có những cải tiến tốt hơn so với bản cũ, nhưng hiện nay vẫn còn có những thiết bị mạng sử dụng IPv4, nên tùy vào thiết bị sẽ có giao thức tương thích. Việc lựa chọn giao thức nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, tình trạng hỗ trợ mạng, kỹ thuật,…Dưới đây là một số điểm giúp bạn có thể xem xét như:
- Dự trữ địa chỉ IP: IPv4 đang gặp phải vấn đề về dự trữ địa chỉ IP do số lượng địa chỉ có hạn, IPv6 cung cấp một dải địa chỉ rộng lớn hơn, giải quyết vấn đề này.
- Bảo mật: phiên bản 6 có nhiều cải tiến bảo mật so với IPv4, nhưng đôi khi việc triển khai IPV6 có thể tạo ra các vấn đề bảo mật mới mà người quản trị hệ thống cần phải xem xét.
- Tương thích: Trong một số trường hợp, cả hai đều cần thiết để đảm bảo tương thích và tiếp cận mạng tốt nhất. Một số dịch vụ trực tuyến có thể chỉ hỗ trợ IPv4 hoặc IPv6, hoặc sẽ có sự kết hợp giữa cả hai giao thức.
- Hiệu suất: Phiên bản 6 có thể cung cấp hiệu suất tốt hơn cho một số ứng dụng và kết nối mạng so với IPv4, nhất là khi kết nối trực tiếp giữa các thiết bị.
- Triển khai: Mặc dù IPv6 là xu hướng dần trở nên phổ biến hơn, nhưng việc triển khai và hỗ trợ thì vẫn cần sự đầu tư và quản lý kỹ lưỡng.
Kết luận
Vừa rồi là những thông tin liên quan đến hai giao thức IPv6 và IPv4, nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về cách gửi và nhận dữ liệu qua internet hiện nay, quá đó dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp. Nếu bạn đang có nhu cầu mua thiết bị mạng, thì đừng ngần ngại liên hệ đến Máy Chủ Việt để được tư vấn và hỗ trợ nhé, tại đây có rất nhiều sản phẩm tha hồ cho bạn bỏ vào giỏ hàng của mình.
Xem nhanh máy chủ Dell R760xs dành cho bạn