Tin Công Nghệ
Cloud Server là gì? Ứng dụng của Cloud Server đối với doanh nghiệp
445 19/06/2023
Cloud Server là một dịch vụ công nghệ thông tin cung cấp các tài nguyên máy chủ ảo trong một môi trường điện toán đám mây. Thay vì phải đầu tư vào việc mua sắm, cấu hình, và duy trì các máy chủ vật lý truyền thống, doanh nghiệp có thể thuê tài nguyên máy chủ trên một nền tảng đám mây. Vậy Cloud Server là gì? Chúng có những ứng dụng của Cloud Server đối với doanh nghiệp.
Mục Lục
Cloud Server là gì?
Cloud Server hay còn gọi là điện toán đám mây là mô hình chia sẻ dữ liệu giữa các thiết bị với server thông qua internet. Điện toán đám mây chính là nền tảng của cloud server. Điện toán đám mây (Cloud Computing) là mô hình điện toán phát triển dựa trên việc sử dụng các công nghệ máy tính bằng kết nối internet.
Cloud Server cho phép doanh nghiệp linh hoạt mở rộng hoặc thu hẹp tài nguyên máy chủ theo nhu cầu thực tế. Người dùng có thể tăng hoặc giảm tài nguyên bao gồm bộ nhớ, bộ xử lý, lưu trữ và băng thông mạng một cách dễ dàng, tuỳ thuộc vào yêu cầu kinh doanh của họ.
Mô hình triển khai Cloud Server
Các công nghệ điện toán đám mây thường tập trung theo mô hình IaaS. Một đám mây là sự kết hợp giữa công nghệ ảo hóa máy chủ và các công nghệ.
Ảo hóa máy chủ vật lý
Khi triển khai đám mây, bước đầu tiên tôi làm luôn là ảo hóa các máy chủ vật lý. Có 2 loại ảo hóa là dựa vào hệ điều hành và ảo hóa dựa vào phần cứng. Hay chúng còn được gọi là ảo hóa phần mềm và ảo hóa phần cứng. Hiểu được 2 loại ảo hóa, bạn sẽ hiểu được cách vận hành của công nghệ triển khai đám mây.
>>> Một số máy chủ vật lý dùng để áo hóa:
Triển khai đám mây
Tiếp theo, bạn cần đưa máy chủ ảo lên đám mây bằng công nghệ triển khai điện toán đám mây. Nó thường có 3 chức năng chính bao gồm: Compute Virtualization, Network Virtualization và Storage Virtualization. Ngoài ra, bạn có thể thêm các tính năng bảo mật, tường lửa và đồng bộ với hệ thống Cloud Server.
Vận hành và quản lý đám mây
Tiếp theo các công nghệ triển khai điện toán đám mây, bạn sẽ cần được hỗ trợ thực hiện việc khởi tạo. Bước sau đó là cấp phát, phân tán, sao lưu, di chuyển, phục hồi tài nguyên dưới dạng máy chủ ảo. Mỗi nhà cung cấp sẽ có các công nghệ riêng hoặc họ sẽ dùng phần mềm có sẵn mà tôi sẽ giới thiệu cho bạn ở phần tiếp theo.
Các loại Cloud Server
Doanh nghiệp của bạn có thể chọn một trong 3 mô hình chính của máy chủ ảo này gồm:
Public Cloud Server
Cloud Server là máy ảo mà nhà cung cấp sẽ Public Cloud Host trên cơ sở hạ tầng của mình. Sau đó, họ cung cấp cho bạn bằng cách sử dụng giao diện trên Web hoặc dùng bảng điều khiển.
Mô hình này có tên gọi Infrastructure As Aa Service (IaaS) và nó được nhiều người dùng biết đến. Một số ví dụ phổ biến về máy chỉ ảo gồm Azure, Amazon Elastic Compute Cloud và Google Compute Engine.
Private Cloud Server
Máy chủ áo cũng có thể là một phiên bản máy tính trong Private Cloud tại chỗ. Đối với trường hợp này, doanh nghiệp bạn sẽ phân phối máy chủ ảo cho người dùng nội bộ. Bạn có thể cấp cho người dùng mạng cục bộ hoặc cả người dùng bên ngoài Internet.
Sự khác biệt giữa 2 loại máy chủ ảo này là Private tồn tại trong cơ sở hạ tầng riêng của tổ chức. Còn với máy chủ ảo Public thì nó sẽ được sở hữu và vận hành ở bên ngoài tổ chức.
>>> Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về Private Cloud mời mọi người xem thêm bài viết: Giải pháp xây dựng Private Cloud cho doanh nghiệp
Ứng dụng của Cloud Server đối với doanh nghiệp
- Đám mây lưu trữ và chia sẻ dữ liệu: Cloud Server cho phép doanh nghiệp lưu trữ, quản lý và chia sẻ dữ liệu trực tuyến một cách an toàn và dễ dàng. Nhờ đó, nhân viên có thể truy cập vào dữ liệu từ mọi nơi và thiết bị, tăng tính linh hoạt và hiệu quả làm việc.
- Triển khai ứng dụng: Cloud Server cho phép doanh nghiệp triển khai và quản lý ứng dụng trực tuyến một cách nhanh chóng và linh hoạt. Điều này giúp giảm thời gian và chi phí triển khai, bảo trì và nâng cấp hệ thống, đồng thời đảm bảo tính khả dụng và mở rộng của ứng dụng.
- Sao lưu và phục hồi dữ liệu: Cloud Server cung cấp khả năng sao lưu và phục hồi dữ liệu một cách dễ dàng và đáng tin cậy. Doanh nghiệp có thể tạo các bản sao lưu tự động và định kỳ của dữ liệu, giúp bảo vệ thông tin quan trọng và đảm bảo tính khả dụng của hệ thống.
- Xây dựng môi trường phát triển và thử nghiệm: Cloud Server cung cấp một môi trường linh hoạt để phát triển, thử nghiệm và triển khai các ứng dụng mới.
Yêu cầu khi triển khai Cloud Server từ Server vật lý
Để từ triển khai máy chủ ảo trên cụm máy chủ vật lý, bạn cần các yếu tố như sau:
- Có từ hai máy chủ vật lý và các ổng cứng mạng trở lên.
- Dùng Network Hardware (thiết bị mạng) để kết nối các máy chủ với ổ cứng và mạng Internet công cộng.
- Có các kỹ sư hoặc kỹ thuật viên mạng lành nghề để quản lý, theo dõi, vận hành và bảo trì toàn bộ hệ thống.
- Triển khai công nghệ ảo hóa máy chủ và đám mây. Ví dụ như: ảo hóa KMV + công nghệ của Google, XEN + các công nghệ của Amazon, KVM + VMware, KVM + OpenStack, Viruozoo 7,…