Kiến Thức
Các loại case máy tính trên thị trường hiện nay
964 20/07/2022
Máy tính để bàn (PC) hay workstation nói chung đều được cấu tạo bởi rất nhiều bộ phận linh kiện khác nhau, có thể lên đến hàng trăm linh kiện. Trong đó các phần đặc biệt quan trọng như ổ cứng, RAM, mainboard, VGA, case… Bài viết này, Máy Chủ Việt sẽ mang đến cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về case máy tính và các loại case máy tính trên thị trường hiện nay.
Trước hết chúng ta đi tìm hiểu khái niệm liên quan đến case máy tính.
Trước hết chúng ta đi tìm hiểu khái niệm liên quan đến case máy tính.
Mục Lục
Case máy tính là gì?
Case máy tính hay còn thường được gọi với cái tên là thùng hoặc vỏ máy tính, đây là một bộ phận vỏ bao bọc bên ngoài của máy tính khác với CPU, RAM hay card đồ họa – những bộ phận bên trong.
Case máy tính được thiết kế với vẻ ngoài chắc chắn và có thể chịu được sự va đập từ các tác động bên ngoài, ngăn cho việc linh kiện bên trong case máy tính như các bo mạch không bị hỏng hóc. Nếu như case máy tính không giữ được sự ổn định và cố định thì các bo mạch rất dễ bị ảnh hưởng dẫn đến bị vặn xoắn hoặc đứt gãy.
Người dùng cần phân biệt CPU và thùng máy (case). Hai bộ phận này thường bị nhầm lẫn với nhau. CPU là Central Process Unit (đơn vị xử lý trung tâm) vì vậy không thể nằm lộ liễu bên ngoài như Case máy tính được.
Ngày nay, một số Case còn có hệ thống đèn LED RGB khiến máy tính trở thành một vật trang trí đẹp mắt.
Bộ phận của case máy tính gồm những gì?
Các bộ phận của Case máy tính sẽ được thiết kế để thực hiện các chức năng như chứa, đựng và bảo vệ toàn bộ các linh kiện phần cứng của máy tính cụ thể như sau:
Hệ thống khung, giá đỡ
Hệ thống khung, giá đỡ là bộ phận quan trọng của Case máy tính. Nó được thiết kế với độ bền bỉ và sức chịu đựng cao giúp cố định các linh kiện bên trong của máy tính. Từ đó giúp máy tính có thể hoạt động một cách tốt nhất trong quá trình sử dụng. Chất liệu của hệ thống khung, giá đỡ thường được làm bằng sắt hoặc thép không gỉ.
Hệ thống khung, giá đỡ bao gồm các bộ phận như: Khu vực lắp nguồn, VGA, Ổ cứng, Mainboard, quạt fan LED…
Hệ thống khung, giá đỡ bao gồm các bộ phận như: Khu vực lắp nguồn, VGA, Ổ cứng, Mainboard, quạt fan LED…
Hệ thống tản nhiệt
Hệ thống tản nhiệt trong Case máy tính có chức năng làm mát, giúp máy tính làm việc nhiều giờ mà không bị nóng máy.
Khe cắm và các cổng kết nối mở rộng
Bộ phận tiếp theo của vỏ Case chính là hệ thống các cổng kết nối mở rộng dành cho máy tính giúp kết nối các cổng như: Audio, USB, Nút Power, Reset…kết nối lại với nhau. Các bộ phận này giúp bạn dễ dàng điều khiển máy tính cũng như kết nối các thiết bị ngoại vi như phím, chuột, tai nghe, usb… với máy tính.
Khe cắm và các cổng kết nối mở rộng
Bộ phận tiếp theo của vỏ Case chính là hệ thống các cổng kết nối mở rộng dành cho máy tính giúp kết nối các cổng như: Audio, USB, Nút Power, Reset…kết nối lại với nhau. Các bộ phận này giúp bạn dễ dàng điều khiển máy tính cũng như kết nối các thiết bị ngoại vi như phím, chuột, tai nghe, usb… với máy tính.
Các loại Case máy tính trên thị trường hiện nay
Mini tower
Nghe đến thuật ngữ “mini” chúng ta sẽ nghĩ ngay nó rất nhỏ gọn đúng không nào? Kích thước của case này phù hợp với không gian học tập làm việc không quá lớn, chiều cao chỉ nằm trong khoảng từ 35 đến 40 cm. Thông thường, bên trong case Mini tower có 1 hoặc 2 khay cho ổ đĩa quang – SSD hoặc HHD. Bên cạnh đó, case chỉ có một vị trí để lắp card đồ họa, cũng có một số loại số lượng card đồ họa có thể lên đến hai.
Cũng bởi kích thước khiêm tốn của case nên Mini tower chỉ có thể lắp được motherboard M-ATX (micro ATX). Ngoài ra, một điểm hạn chế khác của case Mini tower là không gian của case tương đối hẹp nên khó mà đấu dây vào được, vì vậy đôi khi sẽ ảnh hưởng đến độ lưu thông không khí.
Cũng bởi kích thước khiêm tốn của case nên Mini tower chỉ có thể lắp được motherboard M-ATX (micro ATX). Ngoài ra, một điểm hạn chế khác của case Mini tower là không gian của case tương đối hẹp nên khó mà đấu dây vào được, vì vậy đôi khi sẽ ảnh hưởng đến độ lưu thông không khí.
Mid tower
Vỏ case Mid Tower thường có kích thước từ 43cm – 53cm, có khoảng 3 – 4 khay cho ổ đĩa SSD và HDD. Đặc biệt vỏ Case Mid Tower còn được gắn thêm motherboard ATX. Vỏ case này có kích thước đủ chỗ cho 2 card đồ họa nếu người dùng có ý định sử dụng.
Full tower
Đúng với cái tên gọi, Full tower mang trên mình kích thước vô cùng “hầm hố”, đáp ứng được nhu cầu cho những ai muốn lắp nhiều linh kiện, phụ kiện bên trong. Chiều cao của chiếc case này từ 56 đến 86 cm, với kích thước này rất khó để phù hợp cho các không gian hẹp như phòng trọ của sinh viên hay căn hộ có diện tích hẹp, bạn cần đặt thùng máy ở những chỗ thoáng mát, rộng rãi.
Ưu điểm lớn nhất của Full Tower là dễ vệ sinh và dễ tháo lắp linh kiện. Vì có nhiều điểm nổi bật nên case này có giá khá đắt. Tuy nhiên, Full Tower chỉ nên sử dụng khi có nhu cầu lắp nhiều thứ vào trong thùng máy bởi đáp ứng nhu cầu cao của người sử dụng nhưng lại không phải là thiết yếu.
>>> Tham khảo ngay một vài mẫu Case full option tại Máy Chủ Việt
Ultra tower/ Super tower
Full tower vẫn chưa phải là case có kích thước lớn khi so với case Ultra tower/ Super tower, case này thường cao từ 68cm trở lên. Nhờ kích thước này, không gian để lắp linh kiện trong case rất thoải mái, số khay để ổ đĩa quang sẽ nhiều hơn các loại case như Full tower hay Mid tower. Ultra tower/ Super tower có thể bao trọn được các loại motherboard từ nhỏ đến lớn như SSI CEB hay SSI EEB.
Cách chọn Case máy tính phù hợp
Đối với nhân viên văn phòng
Nhân viên văn phòng thường bạn sẽ dùng laptop hoặc PC máy bàn vì phải di chuyển nhiều. Tuy nhiên, nếu công việc đòi hỏi bạn cần một chiếc máy với các thành phần bàn phím, chuột rời rạc thì các bạn nên lựa chọn như sau:
Case máy tính nên chọn loại micro-tower (tháp nhỏ) hoặc cube (hình lập phương). Nguyên nhân là các linh kiện này đều đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của bạn hết sức đơn giản.
Case máy tính nên chọn loại micro-tower (tháp nhỏ) hoặc cube (hình lập phương). Nguyên nhân là các linh kiện này đều đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của bạn hết sức đơn giản.
Đối với game thủ, người làm đồ hoạ
Đối với các game thủ hay người làm đồ họa thì việc sử dụng CPU và GPU cao cấp là không thể thiếu. Khi làm việc ở mức độ cao thiết bị sẽ sinh ra nhiệt rất nhiều. Vì vậy, giải pháp hợp lý nhất là nâng cấp hệ thống tản nhiệt tương ứng với loại và số lượng linh kiện. Có thể là quạt công suất lớn hoặc tản nhiệt dung dụng, khí. Chi phí cho những bộ phận này có thể dao động từ 3 – 7 triệu đồng.
Với những người dùng này bề ngoài của case cũng được chú trọng. Tùy vào sở thích có thể trang bị thêm hệ thống đèn LED bên trong, sơn, cắt, dán trang trí vỏ bên ngoài. Chi phí cho bộ phận này có thể dao động khoảng 1 – 3 triệu đồng.
Với những người dùng này bề ngoài của case cũng được chú trọng. Tùy vào sở thích có thể trang bị thêm hệ thống đèn LED bên trong, sơn, cắt, dán trang trí vỏ bên ngoài. Chi phí cho bộ phận này có thể dao động khoảng 1 – 3 triệu đồng.
>>> Mẫu Workstation làm thiết kế đồ hoạ bán chạy năm 2022
Đối với máy chủ, server
Với những máy tính phục vụ làm máy chủ thì điều quan trọng nhất vẫn là cấu hình cao, các cổng kết nối cũng kết sức quan trọng. Vì vậy, ngoài việc cung cấp tản nhiệt thì các khe cắm, cổng giao tiếp bổ sung cũng cần được trang bị đầy đủ. Tuy nhiên với người dùng này không cần quá chú trọng tới bề ngoài nên giá sẽ dao động từ 3 – 10 triệu đồng.
>>> Xem ngay các dòng máy chủ/server
Kết luận
Vừa rồi, mình đã giới thiệu đến các bạn những dòng case máy tính phổ biến trên thị trường và hướng dẫn người dùng lựa chọn các loại case phù hợp.