Kiến Thức
Nas là gì? Hướng dẫn bảo mật cho thiết bị NAS của bạn
Chúng ta đang sống và phát triển mạnh trên thị trường công nghệ 4.0. Do đó, dữ liệu của doanh nghiệp lại càng quan trọng. Vì thế nhu cầu lưu trữ, chia sẻ dữ liệu ngày càng được quan tâm. Ổ cứng mạng NAS đã được ra đời với lý do đó. Vậy, NAS là gì? Và các bạn đã biết cách bảo mật cho thiết bị NAS của bạn hay chưa? Hãy cùng mình tìm đọc qua bài viết bên dưới nhé!
NAS là gì?
NAS là gì? Đây là một câu hỏi khá quen thuộc đối với người dùng lĩnh vực server máy chủ.
NAS – viết tắt của Network Attached Storage (thường gọi là thiết bị lưu trữ mạng) là giải pháp phần cứng lưu trữ dữ liệu sử dụng ổ cứng hoặc kết hợp nhiều ổ lại kết nối với hệ thống mạng LAN (gắn kết bởi Router/ Modem/ Switch) có kết nối mạng Internet. Người sử dụng sẽ lưu trữ, chia sẻ tài liệu, hình ảnh, video… và truy cập sử dụng không bị giới hạn không gian thông qua giao thức truyền tải mạng.
Nhưng tựu chung lại công việc vẫn là tập trung hóa toàn bộ dữ liệu của người dùng cho dễ quản lý và đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro mất mát.
NAS Synology là gì?
NAS Qnap là gì?
HPE Storage
Cấu tạo của NAS
Về phần cấu tạo thì thiết bị lưu trữ mạng NAS có đầy đủ các thành phần như chiếc máy tính thông thường, bao gồm: Bộ vi xử lý, ram, nguồn… .cùng cổng kết nối : cổng Ethernet, cổng USB hay thậm chí là kết nối không dây Wi-Fi. Đây cũng là các yếu tố trợ giúp để thiết bị lưu trữ NAS đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhất là khi xử lý nhiều luồng truy cập cùng lúc.
>> Thiết bị mạng NAS cũng như các máy chủ/server, mời quý bạn đọc tham khảo thêm các dòng máy chủ Dell sau đây giúp doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu:
Hướng dẫn bảo mật thiết bị NAS như sau
Các thiết bị và máy chủ lưu trữ mạng (NAS) rất cần thiết cho bất kỳ hệ thống mạng doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, NAS thường bị bỏ qua trong chiến lược bảo mật vì tính đặc thù và chi tiết kỹ thuật riêng của nó.
Sử dụng mật khẩu mạnh
Mật khẩu cũng là phần quan trọng giúp bạn bảo vệ các thông tin cá nhân cũng như bảo vệ an toàn dữ liệu doanh nghiệp.
Bảo vệ thiết bị NAS bằng cách thay đổi mật khẩu của chúng. Nhiều công ty giữ lại mật khẩu mặc định vì cơ chế bảo mật lỏng lẻo hoặc muốn cài đặt chúng nhanh chóng.
Thực hiện các quy tắc tạo mật khẩu. Lưu trữ mạng an toàn với xác thực đa yếu tố (mukti-factor authentication), vì nó bổ sung thêm một lớp bảo vệ ngay cả khi thông tin tài khoản và mật khẩu bị đánh cắp.
Không bao giờ sử dụng tên đăng nhập là “admin”
Tên người dùng hoặc tài khoản đăng nhập mặc định cho hầu hết các thiết bị NAS là “admin” và việc gán nó cho người quản lý NAS hoặc quản trị viên cấp cao nhất là việc có thể dễ dàng nghĩ đến. Các tội phạm mạng cũng vậy, và họ có thể dễ dàng dự đoán và tìm cách truy cập vào thiết bị với các tên truy cập mặc định này.
Nhiều nơi nhận ra điều này và đã loại bỏ hẳng tài khoản “admin” và chỉ dựa vào việc kiểm soát truy cập theo role-base và tài khoản người dùng cá nhân để xác định ai có quyền truy cập đặc quyền vào NAS. Hoặc có thể tạo một tài khoản quản trị chung với tên truy cập ngẫu nhiên mà tội phạm hoặc kẻ xấu khó đoán.
Cập nhật firmware NAS thường xuyên
Như với hầu hết các thiết bị mạng, tội phạm mạng dường như cuối cùng cũng sẽ thành công và truy cập được vào các thiết bị. Điều này hàm ý là, không có thiết bị NAS nào an toàn sau vài tháng và quản trị viên nên cập nhật hoặc vá lỗ hổng thường xuyên. Đưa các thiết bị NAS vào các kế hoạch và quy trình cập nhật thường xuyên để firmware của chúng được bảo vệ càng sớm càng tốt.
Bật tính năng DoS Protection
DoS Protection là một cài đặt quan trọng để bảo mật thiết bị lưu trữ mạng. Nó có thể không được bật theo mặc định vì có nhiều kết quả cảnh báo sai mà nó tạo ra. Để tránh các cảnh báo sai, hãy thêm các nguồn traffic đã biết vào danh sách “always allow” và xem xét nó thường xuyên để đảm bảo không có gì bị chặn không chính xác.
Sử dụng VPN để kết nối với NAS
VPN có thể là một công cụ thiết yếu để bảo mật lưu trữ mạng. VPN thêm một lớp mã hóa và bảo mật khác cho tất cả lưu lượng truy cập trực tuyến giữa NAS và bất kỳ thiết bị được kết nối nào. Tội phạm không thể chặn nó và khám phá chi tiết mật khẩu, địa chỉ IP hoặc thông tin khác của người dùng hợp pháp. VPN cũng cải thiện khả năng truy cập từ xa vào các máy chủ NAS để sử dụng, cập nhật và bảo trì dễ dàng và an toàn hơn.
Là một phần thiết yếu của mạng doanh nghiệp, máy chủ NAS cung cấp bộ lưu trữ chuyên dụng có khả năng mở rộng, tiết kiệm chi phí và dễ dàng thiết lập và bảo trì. Tuy nhiên, các công ty có thể dễ dàng bỏ qua và quên chúng đi vì thấy chúng vẫn cứ hoạt động bình thường. Cần đưa các thiết bị NAS vào chiến lược bảo mật và quy trình cập nhật để giảm thiểu tối đa các rủi ro bị tấn công. Vì một lẽ đơn giản: Dữ liệu là thứ quan trọng nhất!