Tin Công Nghệ
So sánh thiết bị lưu trữ nas và server
1783 12/10/2022
NAS và Server đều là các giải pháp chia sẻ tệp và sao lưu máy chủ, giúp các doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu quan trọng trong nhiều trường hợp bất khả kháng như: virus máy tính, thiên tai, hoặc những sự cố bất ngờ làm mất thông tin khác. Tuy nhiên bạn sẽ phát hiện nhiều điểm riêng biệt khi so sánh thiết bị lưu trữ NAS và Server. Chính vì điều này nên dù có cùng tính năng nhưng chúng lại dành cho những đối tượng người dùng khác nhau. Hãy cùng Máy Chủ Việt so sánh NAS và server tiếp tại bài viết bên dưới nhé!
Để so sánh bất kì 2 vật thể nào bước đầu tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu về khái niệm của chúng.
Mục Lục
NAS là gì?
NAS là viết tắt của Network Attached Storage và bạn có thể dịch tạm là thiết bị dùng để gắn vào mạng nhưng không gắn trực tiếp vào máy tính. Khi đó, toàn bộ dữ liệu của người dùng sẽ được quản lý chặt chẽ và dễ dàng lưu trữ, chia sẻ hay Streaming các dữ liệu đa phương tiện theo yêu cầu.
>>> Tìm đọc bài chi tiết NAS là gì, ngay sau đây.
Server là gì?
Server hay còn có tên gọi khác là máy chủ, là một máy tính được kết nối với mạng máy tính hoặc Internet, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao. Trên đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.
Hay nói đơn giản thì máy chủ cũng là một máy tính, nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu cũng lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều. Và nó được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính hoặc trên môi trường Internet. Máy chủ là nền tảng của mọi dịch vụ trên Internet, bất kỳ một dịch vụ nào trên Internet như Website, ứng dụng, trò chơi,… muốn vận hành cũng đều phải thông qua một máy chủ nào đó.
So sánh thiết bị lưu trữ NAS và server
Điểm giống nhau giữa NAS lưu trữ và server
Bạn có thể dễ dàng hình dung NAS giống như một thiết bị server (máy chủ) bao gồm CPU, RAM và sử dụng một hệ điều hành. Đồng thời giải pháp này cũng có khả năng kết nối mạng, kết hợp sử dụng USB và đặc biệt bạn có thể truy cập dữ liệu dễ dàng ngay cả khi bạn không có ở nhà hay văn phòng.
Điểm khác nhau giữa thiết bị lưu trữ mạng NAS và server
Ngoài điểm giống như cơ bản phía trên, NAS và Server còn có những sự khác nhau giúp bạn và doanh nghiệp có thể phân biệt dễ dàng như sau:
Thiết bị lưu trữ mạng NAS | Server hay máy chủ |
Xem ngay các thiết bị lưu trữ | Xem ngay các máy chủ server |
Khả năng tùy chỉnh và mở rộng cấu hình
Sự khác nhau đầu tiên được kể đến chính là khả năng mở rộng. Nếu người dùng sử dụng NAS cho doanh nghiệp của mình, khả năng mở rộng sẽ bị giới hạn trong ổ đĩa. Còn với Server, người dùng có thể mở rộng cấu hình. Khi đó, bạn có thể cài đặt nhiều ứng dụng cùng một lúc như Microsoft Teams, email doanh nghiệp, bộ nhớ đám mây và tùy chỉnh dễ dàng.
Một ví dụ như sau:
Thiết bị lưu trữ mạng NAS Synology DS420+ hỗ trợ tối đa 4 ổ đĩa gắn tối đa 64TB, nhưng dữ liệu của bạn có thể lớn hơn 64TB bạn cần mở rộng ổ đĩa thì việc làm này thiết bị nas synology không thể hỗ trợ.
Ngược lại, nếu bạn chọn các dòng máy chủ như Dell R540 và Dell R740 thì việc lưu trữ bạn không phải suy nghĩ. Vì chúng là những dòng máy chủ Dell 14G với dung lượng lưu trữ khổng lồ.
Tính bảo mật
Xét về tính bảo mật, NAS và Server có một vài điểm khác biệt cần lưu ý như sau:
- NAS: Xử lý dữ liệu trên tệp và chia sẻ dữ liệu toàn cầu trong kết nối mạng LAN, chính vì vậy mà các thiết bị rất có thể sẽ bị ảnh hưởng. Điều này đồng nghĩa với việc, khi bị tác động bởi môi trường bên ngoài, dữ liệu có thể sẽ bị đánh cắp nếu bạn không kiểm soát nghiêm ngặt.
- Server: So với NAS thì Server được đánh giá có mức độ bảo mật cao hơn cả. Bởi lẽ, giải pháp này được tích hợp tường lửa giúp bảo vệ dữ liệu tốt hơn. Riêng với các thông tin nội bộ, tính năng này sẽ được hoạt động vô cùng mạnh mẽ để hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra.
Chi phí sử dụng
Tỷ lệ thuận với chức năng sử dụng thì chi phí của NAS và Server cũng có sự chênh lệch. Đa phần máy chủ NAS sẽ có chi phí nhỏ hơn do vai trò chủ yếu là để sao lưu tài liệu, sao chép, chia sẻ và cài đặt mở rộng ít hơn. Bên cạnh đó, do phải sử dụng chính ứng dụng của nhà cung cấp mà không thể kết hợp với một phần mềm thứ ba nên chi phí cũng được giảm thiểu nhiều.
Còn về phía Server sẽ có chi phí cao hơn do sức mạnh sử dụng lớn, xây dựng hệ điều hành máy chủ yêu cầu cấp phép. Không những thế, máy khách khi truy cập cũng được yêu cầu cấp phép để gia tăng tính bảo mật, an toàn. Trường hợp văn phòng làm việc của bạn nhỏ bạn phải cần thuê các chỗ đặt server như DATACENTER thì lại tốn thêm chi phí này.