Kiến Thức
WAF là gì? Lợi ích khi sử dụng tường lửa web
Các cuộc tấn công mạng hiện nay có quy mô rất lớn, chính vì vậy có phương án bảo mật là điều tất yếu mà mọi doanh nghiệp cần trang bị. Trong đó có WAF được sử dụng khá phổ biến, để hiểu hơn về chúng, hãy cùng Máy Chủ Việt xem ngay thông tin tại bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
WAF là gì?
WAF (Web Application Firewall) là một thiết bị bảo mật được thiết kế để bảo vệ các ứng dụng web bằng cách lọc, giám sát và chặn các lưu lượng truy cập độc hại đến và từ ứng dụng web. Từ đó, giúp hệ thống tránh khỏi các cuộc tấn công và lỗ hổng bảo mật ngày càng phức tạp.
WAF hoạt động dựa trên một bộ quy tắc được xác định trước, giúp phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công phổ biến như SQL Injection, Cross-Site Scripting (XSS) và Cross-Site Request Forgery (CSRF).
>>> Xem nhanh: Dell R760 là dòng máy chủ chất lượng cao dành cho bạn
Lợi ích khi sử dụng tường lửa web
Nếu nói đến những điều mà WAF có thể đem lại phải nói rằng rất nhiều, tuy nhiên một số tính năng mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được như:
- Bảo vệ khỏi các cuộc tấn công web phổ biến: Có thể nhận diện và ngăn chặn nhiều loại tấn công như SQL Injection, XSS, CSRF và các cuộc tấn công DDoS nhắm vào ứng dụng web.
- Giám sát và ghi log: Giúp theo dõi và ghi lại các hoạt động và lưu lượng truy cập, giúp quản trị viên dễ dàng phát hiện và phân tích các sự cố bảo mật.
- Bảo mật tầng ứng dụng: WAF bảo vệ lớp ứng dụng (layer 7) của mô hình OSI, cung cấp một lớp bảo mật bổ sung bên cạnh các hệ thống bảo mật truyền thống như tường lửa mạng.
- Dễ dàng triển khai: Có thể được triển khai dưới dạng phần cứng, phần mềm server, hoặc dịch vụ đám mây, tùy thuộc vào nhu cầu và cấu hình của tổ chức.
- Quản lý và cập nhật dễ dàng: Các quy tắc bảo mật của WAF có thể được cập nhật thường xuyên để đối phó với các mối đe dọa mới và các lỗ hổng bảo mật mới được phát hiện.
Các loại WAF hiện nay
Tổng hợp một số thiết bị, giải pháp phổ biến hiện nay có thể thấy được bao gồm:
- Network-based WAF: Được triển khai dưới dạng phần cứng và cài đặt trực tiếp trên mạng của tổ chức, thường có hiệu suất cao nhưng có thể đòi hỏi chi phí và công sức bảo trì lớn hơn.
- Host-based WAF: Được triển khai dưới dạng phần mềm trên máy chủ của ứng dụng web, linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh và cấu hình, nhưng có thể tiêu tốn nhiều tài nguyên của máy chủ.
- Cloud-based WAF: Được triển khai dưới dạng dịch vụ đám mây, dễ triển khai và quản lý hơn, không đòi hỏi phần cứng hoặc phần mềm cụ thể và có khả năng mở rộng linh hoạt.
Cách thức hoạt động của WAF
WAF hoạt động dựa trên các bộ quy tắc (rule sets) được cấu hình để nhận diện và chặn các yêu cầu đáng ngờ hoặc độc hại.
Các bộ quy tắc này có thể được cấu hình để nhận diện các mẫu lưu lượng truy cập (traffic patterns) liên quan đến các cuộc tấn công phổ biến như:
- SQL Injection: Tấn công bằng cách chèn mã SQL độc hại vào truy vấn SQL thông qua các trường nhập liệu.
- Cross-Site Scripting (XSS): Tấn công bằng cách chèn mã JavaScript độc hại vào các trang web được hiển thị cho người dùng khác.
- Cross-Site Request Forgery (CSRF): Tấn công bằng cách lừa người dùng thực hiện các hành động không mong muốn trên trang web mà họ đã xác thực.
- File Inclusion Attacks: Tấn công bằng cách khai thác các lỗ hổng trong các tập tin được bao gồm hoặc thực thi trên ứng dụng web.
Kết luận
Có thể thấy, WAF đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ hiện nay, giúp tăng cường bảo mật hệ thống một cách thiết thực nhất. Qua những thông tin mà chúng tôi vừa cập nhật được trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dạng thiết bị này.
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm giải pháp bảo vệ hệ thống an toàn, hãy liên hệ đến Máy Chủ Việt với các dòng sản phẩm chính hãng đến từ Palo Alto Networks. Khác với những tường lửa truyền thống, firewall thế hệ tiếp theo đến từ PANW được trang bị các lớp bảo mật hiện đại, tiên tiến nhất, đánh bay mọi rủ ro hiệu quả.