Tin Công Nghệ
Công nghệ Blockchain là gì? Ứng dụng thực tiễn
Hiện nay thời đại công nghệ số đang được phát triển, chủ đề Blockchain, Bitcoin hay là tiền kỹ thuật số đang là vấn đề đang được bàn luận rất nhiều hiện nay. Để nói về Blockchain có thể sẽ gây ra nhiều tranh cãi khác nhau. Vậy thực chất thì Blockchain này là gì? Nó thường được sử dụng trong những lĩnh vực nào? Hãy cùng Máy Chủ Việt tìm hiểu ngay sau đây để biết tại sao nó lại được quan tâm nhiều đến vậy nhé!
Tìm hiểu thêm: Siêu Máy Tính Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Siêu Máy Tính
Mục Lục
Blockchain là gì? Một số điều cần biết về Blockchain
Blockchain được biết đến là công nghệ của chuỗi các kỹ thuật số đã được phân chia, hay có thể hiểu một cách khác là một cơ sở dữ liệu trong một mạng nào đó. Chúng cho phép thực hiện việc truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào một hệ thống đã được mã hóa một cách phức tạp. Công nghệ này có thể xem giống như là một cuốn sổ cái kế toán trong một công ty, thực hiện việc chia sẻ cho những người tham gia vào mạng lưới.
Tất cả các bản sao sẽ được cập nhật khi mà các dữ liệu hoặc là những giao dịch mới đều đã được ghi vào blockchain thông qua sự đồng ý của tất cả mọi người đã tham gia. Người thực hiện đào sẽ có trách nhiệm về việc phê duyệt tất cả các giao dịch và theo dõi, giám sát hệ thống mạng bằng cách giải quyết được các công thức tinh vi có trong nó cùng với hỗ trợ của thiết bị máy tính.
Nó còn được xem như là một hệ thống ngang hàng với nhau P2P, có thể trực tiếp loại bỏ tất cả những khâu trung gian, làm tăng cường được an ninh, thực hiện minh bạch và tăng tính ổn định cũng như giảm thiểu tối đa về chi phí và những lỗi sai sót do con người gây ra.
Bằng cách là cho phép thực hiện quá trình phân phối các thông tin liên quan kỹ thuật số nhưng không được làm hành động sao chép, công nghệ blockchain này thực chất đã tạo ra xương sống cho cả một loại hình Internet mới trên thị trường hiện nay.
Công nghệ Blockchain là sự kết hợp lại của 3 loại công nghệ khác nhau đó là:
- Mật mã học: Sử dụng loại công nghệ này để đảm bảo được tính minh bạch, toàn vẹn và tính riêng tư. Chính vì thế mà công nghệ Blockchain đã sử dụng hai công nghệ mật mã học vào đó là public key và hàm hash function.
- Mạng ngang hàng: Trên mỗi một nút trong hệ thống mạng sẽ đều được xem như là một client và cũng là server để thực hiện công việc lưu trữ các bản sao cho ứng dụng.
- Lý thuyết trò chơi: Trong tất cả các nút tham gia vào trong hệ thống thì đều phải tuân thủ theo luật chơi đồng thuận đã định trước (giao thức PoW, PoS,…) và được thúc đẩy bởi các động lực của kinh tế.
Có thể bạn quan tâm: CPU Server Là Gì? Những Đặc Điểm Nổi Trội Của CPU Server
Phân loại của hệ thống Blockchain
Hiện nay thì trên hệ thống của Blockchain đều được chia thành 3 loại chính đó là:
Public: Đây chính là một loại mà bất kỳ ai cũng có thể có được quyền đọc và ghi những dữ liệu có trên Blockchain. Trong quá trình thực hiện xác thực giao dịch trên hệ thống Blockchain này sẽ đòi hỏi phải có được rất nhiều những nút tham gia. Chính vì vậy mà, muốn thực hiện tấn công được vào một hệ thống Blockchain này thì cần phải có chi phí rất lớn và thực sự điều này không khả thi. Ví dụ như: Bitcoin, Ethereum, …
Private: Đối với loại này thì người dùng chỉ có quyền đọc các dữ liệu, không có quyền ghi vì điều này thuộc về quyền của bên tổ chức thứ ba tuyệt đối đáng tin cậy. Vì đây là một loại Private Blockchain, cho nên khoảng thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh chóng vì chỉ cần một số lượng nhỏ các thiết bị tham gia xác thực việc giao dịch.
Permissioned (Consortium): Đây là một dạng của khác của Private nhưng bổ sung thêm 1 số những tính năng khác, đây cũng được coi như là sự kết hợp giữa hai loại là Public và Private. Ví dụ như: Trong các ngân hàng hay các tổ chức tài chính liên doanh sẽ thực hiện việc sử dụng Blockchain dành cho riêng mình.
Ngoài ra một số các phiên bản của công nghệ Blockchain đang sở hữu cho đến hiện nay gồm có 3 phiên bản sau:
- Công nghệ Blockchain 1.0: phiên bản Tiền tệ và Thanh toán.
- Công nghệ Blockchain 2.0: phiên bản Tài chính và Thị trường.
- Công nghệ Blockchain 3.0: phiên bản vượt ra khỏi vòng tài chính, xâm nhập vào các lĩnh vực khác (Thiết kế và Giám sát hoạt động).
Đặc điểm nổi bật của công nghệ Blockchain
Trên hệ thống Blockchain này chúng có một số các đặc điểm chính như sau:
- Không thể làm giả cũng như không thể phá hủy được các chuỗi Blockchain: theo như những lý thuyết trước đó thì chỉ có các máy tính lượng tử mới có thể giải mã Blockchain và công nghệ Blockchain biến mất khi không còn Internet trên toàn cầu.
- Bất biến: những dữ liệu có trong Blockchain thì không thể sửa và sẽ được lưu trữ lại mãi mãi.
- Tính bảo mật: Tất cả các thông tin, hay là các dữ liệu có trong Blockchain được đều được phân tán và được bảo đảm an toàn tuyệt đối.
- Tính minh bạch: Bất kỳ ai cũng có thể theo dõi được những dữ liệu trên Blockchain khi đi từ địa chỉ này tới một địa chỉ khác và có thể thực hiện công tác thống kê toàn bộ những lịch sử trên địa chỉ đó.
- Hợp đồng thông minh: Đây một là hợp đồng kỹ thuật số đã được nhúng vào đoạn code if-this-then-that (IFTTT), có thể cho phép chúng tự thực thi nhiệm vụ mà không cần bởi bên thứ ba.
Công nghệ Blockchain được dùng ở đâu?
Blockchain thực sự được sử dụng ở rất nhiều lĩnh vực khau, nhưng dưới đây là một số những công dụng mà Công nghệ này được sử dụng:
Kinh tế chia sẻ: Hiện nay để nói đến những công ty lớn như Uber, AirBnB, thì nền kinh tế chia sẻ đã thực sự chứng minh được rằng những thành công đã được xác định ở bước ban đầu. Tuy nhiên, thì vào thời điểm hiện tại, nếu như người dùng muốn thuê được dịch vụ chia sẻ xe thì phải dựa vào một trung gian đó là Uber. Bằng cách chúng sẽ cho phép bạn được thanh toán ngang hàng, công nghệ Blockchain mở ra cho mọi người một cánh cửa mới để tạo được sự tương tác trực tiếp giữa đôi bên, dẫn tới kết quả là kinh tế chia sẻ sẽ được phân quyền.
Mở rộng thị trường gọi vốn: Những sáng kiến có thể thu hút vốn đầu tư như là Kickstarter và Gofundme đang mở đường cho nền một nền kinh tế ngang hàng đang nổi này. Có thể thấy được rằng Blockchain thực sự có tiềm năng để mở ra cho việc hợp tác kinh tế một mô hình mới.
Quản trị: Sẽ phụ giúp cho quá trình quản trị của công ty trở nên minh bạch hơn, kiểm chứng được các tài sản số, kiểm tra được sự công bằng hay kiểm soát được những thông tin nội bộ, tất cả đều nhờ ứng dụng Boardroom.
Trên đây là một số ít những thông tin về Blockchain. Để nói về công nghệ mới này được ứng dụng bao nhiêu trên các lĩnh vực nào thì có lẽ là rất nhiều, ngoài một số những công dụng trên thì còn có một số những công dụng khác như: Kiểm tra chuỗi cung ứng, Lưu trữ file, Dự đoán thị trường, Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Giao dịch chứng khoán, …
>>>> Tiết lộ: 5 bí kíp để lựa chọn cấu hình server (máy chủ) phù hợp