Kiến Thức
So sánh RAID mềm và RAID cứng
1345 13/09/2022
Công nghệ RAID được ra đời từ rất lâu nó được phát triển từ sự lựa chọn dành cho các máy chủ chuyển sang nhu cầu bảo vệ dữ liệu. Ngày nay, RAID được tìm thấy ở khắp nơi – từ chỗ là một tính năng phần mềm của hệ điều hành (HĐH) đến bộ điều khiển độc lập, giúp nâng cao tính toàn vẹn dữ liệu trong các hệ thống SAN cao cấp. Nó có thể được tìm thấy trong những môi trường di động như máy tính xách tay (laptop), máy tính để bàn (desktop), máy trạm (workstation), máy chủ (server) và các khay chứa gắn ngoài (external enclosure) với số lượng ổ cứng lớn hơn. Thậm chí RAID còn xuất hiện trong các bộ TV Set-top Box hoặc thiết bị lưu trữ cá nhân.
Vậy RAID cứng và RAID mềm sẽ có những đặc tính cũng như những điểm khác biệt nào? Hãy cùng Máy Chủ Việt tìm hiểu qua bài phân tích bên dưới các bạn nhé!
Vậy RAID cứng và RAID mềm sẽ có những đặc tính cũng như những điểm khác biệt nào? Hãy cùng Máy Chủ Việt tìm hiểu qua bài phân tích bên dưới các bạn nhé!
Nội dung dành cho những ai chưa biết đến RAID.
Mục Lục
RAID là gì?
RAID: là cụm từ được viết tắt của Redundant Array of Independent Disks, trước đây là Redundant Array of Inexpensive Disks; là một cách ảo hóa nhiều ổ cứng độc lập thành một hoặc nhiều mảng để cải thiện hiệu năng, dung lượng và độ tin cậy (tính sẵn sàng). Tổng dung lượng của mảng tùy thuộc vào loại RAID mà bạn xây dựng, cũng như số lượng và dung lượng ổ đĩa. Tổng dung lượng này không phụ thuộc vào RAID mềm hay RAID cứng mà bạn sử dụng. Bảng bên dưới so sánh các cấp độ RAID khác nhau; điểm mạnh, điểm yếu và tác động của chúng đến hiệu năng và hiệu quả hệ thống trong việc nâng cao tính sẵn sàng dữ liệu.
>>> Có thể xem thêm nội dung tìm hiểu về RAID server tại bài viết
>>> Tham khảo thêm một số dòng Card RAID đang bán tại maychuviet
Tìm hiểu RAID mềm và RAID cứng
RAID cứng – Hardware RAID
Và công nghê RAID đầu tiên xuất hiện trên thị trường nó sử dụng thiết kế kiểu phần cứng. Các dịch vụ RAID bao gồm các thiết bị lưu trữ và bộ điều khiển (controller), kết nối với một hoặc nhiều máy tính và nhiều thiết bị lưu trữ trong mảng.
Ưu điểm của RAID cứng
- Truy cập dữ liệu RAID cứng thường nhanh hơn.
- Bộ điều khiển quản lý đĩa độc lập với máy tính liên quan và không cần sử dụng sức mạnh xử lý.
- Có thể dễ dàng thay thế một đĩa bị hỏng bằng cách tháo và thay thế thiết bị.
- Ứng dụng RAID độc lập với host: Không gặp vấn đề về tính toàn vẹn dữ liệu khi hư hỏng hệ thống.
- Nâng cao khả năng bảo vệ trong trường hợp mất nguồn: Các giải pháp RAID cứng thường thực thi tiến trình ghi trên phần cứng bất biến. Các giải pháp RAID mềm thiếu đi sự bảo vệ này, khiến nó khó phục hồi khi bị mất nguồn trong quá trình ghi.
- Không dễ bị nhiễm vi rút: Mảng RAID hoàn toàn độc lập với hệ thống host và HĐH. Không xảy ra vấn đề về tính toàn vẹn dữ liệu khi sự cố hệ thống.
- Giảm tải tác vụ RAID khỏi host: Phù hợp nhất với loại RAID 5 hoặc RAID 6, thường cho tỷ lệ chi phí / hiệu năng tốt nhất.
- Có GUI và phần mềm riêng: Dễ dàng thiết lập và bảo dưỡng mảng RAID.
- Dễ di chuyển và thay thế: Card có thể được cắm vào bất kỳ hệ thống nào và dễ thay thế hoặc nâng cấp bằng biến thể mới nhất, tốt nhất. Cũng dễ dàng hơn trong việc di chuyển từ một HĐH này sang HĐH khác.
- Hỗ trợ các tính năng RAID nâng cao: Điển hình như cắm nóng ổ đĩa (hot plug), di chuyển toàn mảng và mở rộng dung lượng trực tuyến.
- Bộ nhớ cache trên bộ điều khiển: Tăng tốc độ truy cập bằng cách sử dụng bộ nhớ cache, bao gồm khả năng sử dụng cache write-back nếu bộ nhớ được bảo vệ bằng pin.
- Chi phí cao nhất: Bộ xử lý Vào/Ra và bộ nhớ bổ sung trên card plug-in làm tăng thêm chi phí.
Nhược điểm của RAID cứng
- Mặc dù RAID cứng thường đáng tin cậy hơn vì nó không mất sức mạnh xử lý từ các ổ đĩa, nhưng nó có thể đắt hơn RAID phần mềm.
- Nó có thể không tương thích với hệ điều hành liên quan.
- Các vấn đề về hiệu suất có thể xảy ra khi sử dụng các công nghệ khác nhau, chẳng hạn như SSD.
>>> Nội dung bài viết liên quan đế thông tin: Hiệu năng SSD tăng cao bằng công nghệ RAID
RAID mềm – Software RAID
Cách đơn giản nhất để miêu tả RAID mềm đó là tác vụ RAID chạy trên CPU trong hệ thống máy tính của bạn.
Một số RAID mềm bao gồm một bo mạch phần cứng, thoạt nhìn trong nó giống như RAID cứng. Do đó, điều quan trọng cần phải hiểu là mã RAID mềm sử dụng sức mạnh tính toán của CPU. Mã này cung cấp các tính năng RAID chạy trên CPU hệ thống, chia sẻ sức mạnh tính toán với HĐH và tất cả những ứng dụng liên quan.
Ưu điểm của RAID mềm
- Thường rẻ hơn RAID cứng vì không cần một bộ điều khiển RAID chuyên biệt.
- Bộ điều khiển quản lý đĩa như một phần của máy tính được liên kết.
- RAID mềm có thể được triển khai trong một hệ điều hành và được sử dụng bởi nhiều thiết bị.
Nhược điểm của RAID mềm
Truy cập dữ liệu có thể chậm hơn so với RAID cứng.
Các thiết bị gắn vào phải tương thích với Hệ điều hành được liên kết.
Việc thay thế một ổ đĩa phức tạp hơn vì hệ điều hành phải yêu cầu bộ điều khiển RAID tắt đi.
So sánh RAID mềm và RAID cứng
Để so sánh và đưa ra sự lựa chọn hoàn hảo nhất giữa RAID mềm và RAID cứng thì chúng ta nên xét theo những tiêu chí sau đây:
Hiệu suất và tính linh hoạt
Sử dụng RAID cứng khi có yêu cầu về hiệu suất cao và tính linh hoạt, hoặc khi cần triển khai RAID mức cao (high-level).
Hiệu suất của RAID mềm có thể so sánh với RAID cứng nhưng sẽ có những hạn chế vì nó chia sẻ tài nguyên xử lý với hệ điều hành.
Chi phí
RAID cứng có thể đắt hơn các tùy chọn khác.
RAID mềm thì chúng ta sẽ thực hiện RAID trực tiếp trên các thiết bị phần cứng liên quan trên máy mà không yêu cầu một bộ điều khiển riêng biệt, điều này giúp giảm chi phí.
RAID controller
RAID cứng yêu cầu bộ điều khiển RAID riêng. Cần phải thay thế bộ điều khiển RAID bằng một cái tương tự nếu nó bị hư hỏng.
RAID mềm không sử dụng bộ điều khiển bên ngoài.
Tốc độ truy cập
Tốc độ RAID cứng phụ thuộc vào bộ điều khiển, mạng và số lượng hoặc loại ổ đĩa.
Tốc độ truy cập của RAID mềm có thể nhanh hơn hoặc bằng RAID cứng dựa trên phần mềm bên trong controller và các ổ đĩa.
Hệ điều hành
RAID cứng hoạt động độc lập với hệ điều hành. Nhiều hệ điều hành có thể cũng chia sẻ một RAID cứng.
RAID mềm sử dụng một trình điều khiển bên trong hệ điều hành và sử dụng hệ điều hành được liên kết.
Các lý do để sử dụng lưu trữ RAID
RAID cứng và RAID mềm hỗ trợ hầu hết các yêu cầu lưu trữ nếu chúng được thiết lập theo thông số kỹ thuật mà người dùng yêu cầu. Thêm nhiều ổ đĩa vào mảng để tăng dung lượng lưu trữ.
RAID cũng cung cấp khả năng lưu trữ chính và hỗ trợ thứ cấp cho các ứng dụng, cũng như các file và cơ sở dữ liệu. Chúng là những thành phần quan trọng của chiến lược DR (Disaster Recovery) và bảo vệ dữ liệu của một tổ chức. Mặc dù chúng cung cấp hỗ trợ bổ sung cho việc bảo vệ dữ liệu và DR, nhưng việc triển khai RAID không nên xem là chiến lược chính để sao lưu dữ liệu và DR.
RAID cũng cung cấp khả năng lưu trữ chính và hỗ trợ thứ cấp cho các ứng dụng, cũng như các file và cơ sở dữ liệu. Chúng là những thành phần quan trọng của chiến lược DR (Disaster Recovery) và bảo vệ dữ liệu của một tổ chức. Mặc dù chúng cung cấp hỗ trợ bổ sung cho việc bảo vệ dữ liệu và DR, nhưng việc triển khai RAID không nên xem là chiến lược chính để sao lưu dữ liệu và DR.
>>> Tham khảo ngay các dòng máy chủ server Dell hỗ trợ RAID để đảm bảo an toàn dữ liệu doanh nghiệp bạn:
Kết luận
Vừa rồi mình đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin cũng như kiến thức bổ ích về công nghệ RAID. Để lựa chọn sử dụng RAID cứng hoặc RAID mềm sao cho phù hợp với máy chủ nói chung và bảo vệ dữ liệu của bạn một cách an toàn nói riêng thì chúng ta nên dựa vào các yếu tố và chi phí của mình nhé!