0867.111.333

Icon Icon Icon
cong-nghe-ai-la-gi-nhung-dieu-bat-ngo-ve-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-1

Tin Công Nghệ

Những điều bất ngờ về AI – Ứng dụng trí tuệ nhân tạo

1510 10/11/2021

Hiện nay thuật ngữ AI hay Trí tuệ nhân tạo có lẽ không còn xa lạ gì khi con người đang sống trong thời đại của công nghệ. Bài viết sau đây của Máy Chủ Việt sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về AI (trí tuệ nhân tạo).

AI là gì?

Công nghệ AI (Artificial Intelligence) hay được gọi là trí tuệ nhân tạo thông minh. Công nghệ hiện đại này trái ngược với trí thông minh tự nhiên của con người nó giúp mô phỏng; bắt chước những suy nghĩ, nhận thức hay cả quá trình tiếp thu kiến thức của con người cho máy móc. Đặc biệt là thông qua hệ thống những máy tính.

Cụ thể , trí tuệ nhân tạo chính là giúp máy tính có được những trí tuệ như con người biết suy nghĩ, lập luận, giải thích vấn đề, giao tiếp do hiểu biết các ngôn ngữ tiếng nói, biết học và tự thích nghi, có những cảm xúc giống như con người, …

Bước vào thế kỷ 21, kỹ thuật AI đã được trải qua quá trình hồi sinh sau những tiến bộ vượt bậc về sức mạnh máy tính, với nguồn dữ liệu cực lớn và những hiểu biết liên quan đến lý thuyết. Kỹ thuật ứng dụng AI đã trở thành một thành phần thiết yếu trong ngành công nghệ, giúp giải quyết những vấn đề khó khăn trong máy móc, công nghệ phần mềm hay những nghiên cứu vận hành.

Ở tại hội nghị The Dartmouth được diễn ra vào năm 1956, những khái niệm đầu tiên về Trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện bởi một nhà khoa học của Mỹ – John McCarthy. Kéo dài cho đến hiện nay thuật ngữ AI được phổ biến rộng rãi ở nhiều ngành nghề khác nhau bao gồm cả những quá trình tự động hóa robot đến người máy AI (trí tuệ nhân tạo).

cong-nghe-ai-la-gi-nhung-dieu-bat-ngo-ve-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-1
Công nghệ AI (Artificial Intelligence) hay được gọi là trí tuệ nhân tạo thông minh.

Có thể bạn quan tâm: Vì sao doanh nghiệp cần sử dụng máy chủ Dell PowerEdge

Phân loại công nghệ ứng dụng Trí tuệ nhân tạo

Công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được chia thành 4 loại rõ ràng: Công nghệ AI phản ứng, Công nghệ AI bộ nhớ hạn chế, lý thuyết trí tuệ nhân tạo và cuối cùng là tự nhận thức.

Công nghệ AI phản ứng

Đây là loại công nghệ có khả năng phân tích được những hành động, động thái khả thi nhất của chính bản thân mình và của đối thủ. Từ đó đưa ra những giải pháp hoàn hảo nhất.

Công nghệ AI phản ứng này được ứng dụng trong chương trình chơi cờ vua, được gọi là phản ứng Deep Blue. Được tạo ra bởi IBM có khả năng xác định những nước cờ và dự đoán những nước cờ tiếp theo của đối thủ. Những điều hạn chế là nó không có ký ức và cũng không thể sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để rèn luyện cho tương lai.

Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế

Với loại công nghệ này nó có khả năng tự nhận thức được những trường hợp bất ngờ xảy ra và đưa ra được những phương pháp xử lý tốt nhất.

Đặc điểm của công nghệ này là có lưu trữ ký ức và dựa vào những kinh nghiệm đã lưu trữ trong quá khứ để đưa ra những quyết định trong tương lai. Công nghệ này là công nghệ có kết hợp cảm biến của môi trường xung quanh để dự đoán những trường hợp có thể xảy ra và đưa ra được những hướng giải quyết tốt nhất cho thiết bị.

Ví dụ điển hình cho công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế là xe không người lái, với nhiều cảm biến được gắn xung quanh từ đó dự đoán và tránh được những va chạm không đáng có, giữ an toàn cho xe.

cong-nghe-ai-la-gi-nhung-dieu-bat-ngo-ve-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-2
Công nghệ AI với bộ nhớ

Lý thuyết trí tuệ nhân tạo

Là một tên gọi thiên về tâm lý, để phơi bày rằng công nghệ AI này có thể học hỏi cũng như tự suy nghĩ để đưa ra những hành động cụ thể từ những gì đã học được. Loại công nghệ này cho đến hiện tại vẫn chưa khả thi.

Công nghệ tự nhận thức

Công nghệ AI này cũng giống như tên gọi đó là có khả năng tự nhận thức về bản thân, có ý thức riêng biệt và hành xử tương tự như con người. Không những thế, chúng còn hiểu được cảm xúc của con người và có những cảm xúc được bộc lộ ra như con người. Nếu thực hiện được loại công nghệ này thì đây được xem như bước phát triển cao nhất của công nghệ AI, nhưng cho đến thời điểm hiện tại công nghệ này vẫn chưa khả thi.

Tham khảo thêm: Tất tần tật những điều bạn cần biết về Big Data

Ưu điểm và nhược điểm của trí tuệ nhân tạo (AI)

Ưu điểm

  • Xử lý lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và khả năng đưa ra dự đoán chính xác hơn con người.
  • Dễ dàng cho việc truy xuất dữ liệu, xử lý nhanh chóng thành những thông tin có thể thực hiện được.

Nhược điểm

  • Chi phí rất cao do phải xử lý một lượng lớn dữ liệu mà lập trình AI yêu cầu.
  • Không có tính linh hoạt, khó khăn trong việc trình bày và giải thích rõ ràng trong các lĩnh vực hoạt động theo yêu cầu phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt.
  • Không được cải thiện nhờ vào kinh nghiệm
  • Không có những sáng tạo ban đầu
cong-nghe-ai-la-gi-nhung-dieu-bat-ngo-ve-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-4
Ưu điểm và nhược điểm của trí tuệ nhân tạo (AI)

Khả năng tích hợp nhiều công nghệ khác nhau

Công nghệ AI có khả năng tích hợp nhiều công nghệ khác nhau:

  • Tự động hóa: giúp cho hệ thống có khả năng tự động hóa (xử lý tự động).
  • Máy học: cho phép được học tự động từ những dữ liệu để giải quyết những vấn đề cụ thể.
  • Thị giác máy: giúp nắm bắt và phân tích những thông tin hình ảnh bằng cách sử dụng máy ảnh, từ đó chuyển đổi sang tín hiệu số và xử lý nó.
  • Xử lý ngôn ngữ tự nhiên: Là cách xử lý ngôn ngữ của con người thành ngôn ngữ máy bằng một chương trình máy tính.
  • Robotics: Robot thường được dùng trong các nhiệm vụ khó khăn của con người.
  • Xe lái tự động: Kết hợp tầm nhìn của máy tính, hay nhận dạng hình ảnh vào kỹ năng điều khiển phương tiện.

Những ứng dụng công nghệ AI trong cuộc sống thực tế

Công nghệ AI ngày nay thường được ứng dụng vào trong thực tế đời sống hàng ngày của con người nhằm thực hiện những công việc khó khăn một cách dễ dàng. Sau đây là một số lĩnh vực mà công nghệ AI được ứng dụng vào thực tế như: 

  • Chăm sóc sức khỏe: giúp cải thiện kết quả bệnh nhân và giảm chi phí, 
  • Trong kinh doanh: dược ứng dụng làm các công việc thường ngày như phân tích tìm hiểu thông tin khách hàng về cách phục vụ khách hàng tốt hơn, 
  • Trong giáo dục: công nghệ AI tự động trong việc chấm điểm, đánh giá sinh viên và cải thiện kết quả học tập của các cá nhân.
  • Trong ngành tài chính: ứng dụng cho các tài chính cá nhân, các ứng dụng thu thập dữ liệu và cung cấp tư vấn tài chính.
  • Trong việc sản xuất: được ứng dụng công nghệ nhiều nhất, thực hiện những công việc khó khăn lặp lại nhiều lần của con người.
  • Trong ngân hàng: được sử dụng trong việc chatbot để làm cho khách hàng của họ biết về các dịch vụ và những dịch vụ bổ sung khác.

Hy vọng qua bài biết trên sẽ giải đáp một số thắc mắc và hữu ích cho bạn đọc.

Mời bạn đọc xem thêm:12 lợi ích khi dùng máy chủ chính hãng cho doanh nghiệp

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon
Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0867.111.333