0867.111.333

Icon Icon Icon
RAM và ROM là gì? Sự khác biệt giữa bộ nhớ RAM và ROM

Tin Công Nghệ

RAM và ROM là gì? Sự khác biệt giữa bộ nhớ RAM và ROM

1169 09/12/2021

RAM và ROM – Hai thành phần của máy tính khiến nhiều người đặt dấu chấm hỏi. Hầu như, người dùng chỉ biết rằng chúng đều liên quan đến bộ nhớ của máy tính. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chúng thực sự khác nhau ra sao. Bài viết dưới đây của Máy Chủ Việt sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

RAM là gì? Tác dụng của RAM trong máy tính

RAM là gì?

RAM (Random Access Memory) là một trong những bộ phận của phần cứng máy tính. RAM được biết đến là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên giúp có thể xử lý các thông tin, dữ liệu, chương trình, hệ điều hành,…

RAM là bộ phận quan trọng của máy tính, giúp việc truy xuất, khởi chạy của máy nhanh hay chậm tùy thuộc độ lớn của RAM như thế nào. Được biết là bộ nhớ nhanh nhất của máy nhưng chỉ là bộ nhớ khả biến mà thôi. Tức là sau khi tắt máy hay máy đột ngột mất điện thì bộ nhớ RAM sẽ không lưu lại bất cứ dữ liệu nào.

RAM là gì?
RAM là gì?

RAM có tác dụng gì?

RAM ảnh hưởng đến tốc độ xử lý các chương trình của máy tính nên nếu bộ nhớ RAM càng lớn thì máy sẽ càng chạy nhanh hơn. 

Trước đây chỉ có thể cố định bộ nhớ RAM trong máy nhưng với thời đại công nghệ hiện đại thì việc nâng cấp bộ nhớ RAM đã rất dễ dàng. Lúc đó người dùng có thể tăng tốc máy tính với nhiều hình thức nâng cấp RAM khác nhau để thực hiện nhu cầu của mình được tốt hơn.

ROM là gì? Vai trò của ROM 

ROM là gì?

ROM (Read Only Memory) Đúng nghĩa cho ROM là bộ nhớ chỉ đọc. Bộ nhớ chỉ đọc này là bộ nhớ mà dữ liệu ghi vào từ trước chứa các chương trình giúp máy tính khởi động. Khi mất điện, các dữ liệu hoàn toàn không bị mất đi mà vẫn còn được lưu trữ. 

Đó là lý do máy tính có thể khởi động tại lần đầu tiên sử dụng. Vậy nên sau khi tắt máy bộ nhớ này đã lưu lại những chương trình để có thể bắt đầu cho việc khởi động máy tính lần tiếp theo. Nếu không có ROM, việc khởi động được hệ thống sẽ là một điều xa xỉ.

ROM là gì? Vai trò của ROM
ROM là gì? Vai trò của ROM

Vai trò của ROM 

Một ví dụ điển hình của ROM trong máy tính chính là BIOS, chip PROM lưu trữ những chương trình cần thiết để bắt đầu quá trình khởi động máy tính. Sử dụng bộ nhớ điện tĩnh là cách duy nhất để bắt đầu quá trình khởi động máy tính và các thiết bị khác sử dụng quy trình khởi động tương tự. 

Các chip ROM cũng được sử dụng trong hộp trò chơi (Cartrigde) của thiết bị chơi game như Nintendo, Gameboy, Sega Genesis,… Những hộp này lưu trữ chương trình game trên một chip ROM được đọc bởi console khi kết nối với hộp.

Đơn giản mà nói thì các bạn có thể hiểu ROM là loại bộ nhớ trong đó dữ liệu đã được thiết lập trước và chứa các chương trình giúp máy tính khởi động. Nếu không có ROM chắc chắn máy tính của bạn cũng chẳng khác gì cục sắt vụn là mấy.

Sự khác nhau cơ bản giữa RAM và ROM
Sự khác nhau cơ bản giữa RAM và ROM

Có thể bạn quan tâm: 8 tính năng vượt trội của Dell EMC T440 – Giải pháp cho mọi doanh nghiệp

Sự khác nhau cơ bản giữa RAM và ROM

Qua định nghĩa trên hẳn bạn đọc đã nắm được bản chất và có thể phân biệt rõ ràng giữa RAM và ROM. Cùng so sánh và điểm lại sự khác nhau cơ bản giữa chúng nhé.

Đặc điểmRAMROM
Thiết kếMột thanh mỏng hình chữ nhật được lắp vào máy tính qua khe cắm trên máy. Thông thường thiết kế của RAM lớn hơn RAMThiết kế bộ nhớ đọc ROM nhỏ hơn RAM là một ổ đĩa quang bằng băng từ, có nhiều chân được chế tạo bằng các mối nối tiếp xúc với bảng mạch của máy tính.
Khả năng lưu trữLà bộ nhớ khả biến

Không có khả năng lưu trữ dữ liệu thông tin, khi mất điện, tắt máy thì dữ liệu sẽ bị mất.

Là bộ nhớ bất biến (tĩnh)

Có thể lưu trữ thông tin dữ liệu ngay cả khi đã tắt máy

Hình thức hoạt độngRAM hoạt động sau khi máy đã được khởi động và nạp hệ điều hành.

Có thể loại bỏ, khôi phục, thay đổi dữ liệu trong RAM

ROM hoạt động trong quá trình khởi động máy tính.

ROM có thể đọc và không thể chỉnh sửa điều gì trên nó.

Tốc độXử lý dữ liệu nhanh

Tốc độ truy cập dữ liệu nhanh

Quá trình xử lý thông tin, dữ liệu chậm.

Tốc độ truy cập dữ liệu chậm

Khả năng lưu trữMột bộ nhớ RAM có thể lưu trữ được nhiều dữ liệu.

Có thể nâng cấp khả năng lưu trữ của RAM.

Một chip ROM chỉ thể hiện được 4MB đến 8MB dữ liệu và lưu trữ được ít dữ liệu hơn RAM.
Khả năng ghi chép dữ liệuGhi chép dữ liệu dễ dàng hơn bộ nhớ ROM đồng thời có thể dễ dàng truy cập hay lập trình lại thông tin lưu trữ trong RAM.Mọi thông tin lưu trữ trên ROM đã được lập trình sẵn, khó có thể thay đổi cũng như lập trình lại.

Trên đây là sự khác biệt về bộ nhớ RAM và ROM mà Máy Chủ Việt thông tin đến bạn. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn. 

Xem thêm: Vì sao các công ty “trung thành” với Máy Chủ Dell PowerEdge?

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon
Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0867111333