Kiến Thức
Tìm hiểu về các loại card mạng trên thị trường
968 12/07/2022
“Card mạng” là một thuật ngữ được nghe nhiều trong lĩnh vực công nghệ thông tin chắc hẳn ai cũng biết đến nó. Và tìm hiểu sâu rộng hơn thì lại có cụm từ Network Interface Card (NIC) cũng chính là một trong những loại giao diện trong điện toán và cụ thể là giao diện kết nối mạng. Với các ứng dụng rộng rãi thì NIC có nhiều loại khác nhau như card PCIe, card mạng máy chủ hay card mạng wifi.
Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về thành phần phần cứng của card NIC, chức năng cũng như các loại card mạng trên thị trường hiện nay.
Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về thành phần phần cứng của card NIC, chức năng cũng như các loại card mạng trên thị trường hiện nay.
Card mạng là gì?
Card mạng (network card), hay card giao tiếp mạng (Network Interface Card – NIC), là một bản mạch cung cấp khả năng truyền thông mạng cho một máy tính.
Ngoài ra có thể hiểu card mạng là card giúp giao tiếp với internet để cho máy tính của bạn có thể kết nối với mạng. Hoặc là loại bảng mạch nhờ thông qua internet mà các máy tính có thể giao tiếp với nhau. Nhờ vào các kết nối với khe cắm trong bo mạch chính của máy tính để bàn nên các máy tính kết nối với nhau qua môi trường mạng. Việc kết nối này còn được gọi là LAN adapter.
Theo phần khái niệm trên thì card mạng có quá nhiều tên gọi và mỗi tên đó dựa trên thói quen của từng vùng:
Ngoài ra có thể hiểu card mạng là card giúp giao tiếp với internet để cho máy tính của bạn có thể kết nối với mạng. Hoặc là loại bảng mạch nhờ thông qua internet mà các máy tính có thể giao tiếp với nhau. Nhờ vào các kết nối với khe cắm trong bo mạch chính của máy tính để bàn nên các máy tính kết nối với nhau qua môi trường mạng. Việc kết nối này còn được gọi là LAN adapter.
Theo phần khái niệm trên thì card mạng có quá nhiều tên gọi và mỗi tên đó dựa trên thói quen của từng vùng:
- Network Interface Controller: Giao diện mạng
- Ethernet Card
- LAN Card
- Network Adapter hay Network Adapter card (NAC)
- Network Interface Card (NIC): Card giao tiếp mạng
- Network card: Card mạng
Hay chúng ta có thể hiểu đơn giản hơn thì NIC là một card mở rộng giúp máy tính kết nối với mạng (ví dụ: mạng gia đình Internet) bằng cáp Ethernet với đầu nối RJ-45. Hiện nay card mạng NIC được thiết kế tích hợp sẵn trong hầu hết mainboard của các PC / Laptop và một số máy chủ mạng.
>>> Tham khảo ngay một số Card mạng
Vai trò và chức năng của card mạng
Chức năng cơ bản của card NIC và đầu tiên chính là chức năng truyền dữ liệu qua lại giữa các máy tính, đồng thời kiểm soát thống kê thông tin dữ liệu tới máy tính. Có nghĩa là các thông tin mà bạn muốn đưa lên mạng hay các thông tin tìm từ internet về thì các dữ liệu đó sẽ được chuyển đổi từ dạng byte và bit sang loại tín hiệu điện. Và tín hiệu này sẽ truyền qua dây cáp đến máy tính của bạn khi muốn nhận dữ liệu hoặc ngược lại khi bạn muốn truyền dữ liệu. Bạn sẽ nhận lại dữ liệu từ internet hiển thị chính xác.
Một số chức năng và tính năng nổi bật của card mạng:
- NIC cho phép cả truyền thông theo hình thức có dây và không dây.
- NIC cho phép liên lạc giữa các máy tính được kết nối qua mạng cục bộ (mạng LAN) cũng như mạng quy mô lớn thông qua giao thức mạng.
- NIC hoạt động ở tầng vật lý và cũng đóng vai trò là thiết bị ở tầng liên kết dữ liệu, tức là nó cung cấp mạch phần cứng cần thiết để các quá trình của tầng vật lý (physical layer) có thể hoạt động và một số công việc tại tầng liên kết dữ liệu (datalink layer) có thể chạy trên nó.
>>> Tham khảo ngay giá Card mạng I350-T4
Vị trí của card mạng trên máy tính/máy chủ
Vị trí card mạng trên máy tính
Trong một chiếc máy tính để bàn (PC) thì card mạng thường được tích hợp sẵn trên mainboard nằm gần cổng USB ở mặt sau.
Nếu đó là một card mạng rời (không phải card tích hợp trên bo mạch) thì cũng nằm ở mặt sau máy tính nhưng gần phía bên dưới hơn và thường chiếm một khe cắm PCI. Nếu bạn nắm rõ card màn hình thì “card mạng rời” cũng sẽ được cắm vào một khe gần nó.
Nếu đó là một card mạng rời (không phải card tích hợp trên bo mạch) thì cũng nằm ở mặt sau máy tính nhưng gần phía bên dưới hơn và thường chiếm một khe cắm PCI. Nếu bạn nắm rõ card màn hình thì “card mạng rời” cũng sẽ được cắm vào một khe gần nó.
>>> Lựa chọn ngay dòng máy chủ Dell T40 với ngoại hình như PC thông thường hỗ trợ nhiều cổng kết nối mạng
Vị trí card mạng trên Laptop
Trong máy tính xách tay, card mạng cũng được tích hợp sẵn vào bo mạch chủ tuy nhiên bạn không thể cắm thêm card màn hình rời cho nó vì mainboard laptop không có cổng PCIe. Cổng mạng LAN / Ethernet thường ở một trong hai cạnh bên hoặc phía sau laptop.
Nếu bạn không thấy cổng mạng trên máy laptop thì có thể nó chỉ có thể sử dụng kết nối không dây WLAN hoặc Wifi.
Nếu bạn không thấy cổng mạng trên máy laptop thì có thể nó chỉ có thể sử dụng kết nối không dây WLAN hoặc Wifi.
Nhưng nếu bạn vẫn muốn sử dụng kết nối mạng có dây trên laptop không có cổng LAN thì có thể mua một bộ chuyển đổi USB sang RJ45. Bộ chuyển đổi này hoạt động tương tự card mạng, nhưng thay vì kết nối qua khe cắm PCIe như thông thường thì nó chỉ cần kết nối vào cổng USB, hoạt động trên bất kỳ PC / Laptop nào có cổng USB mà bộ chuyển đổi hỗ trợ.
>>> Bạn đang quan tâm đến Card mạng Intel I350-T2
Các thành phần của card mạng
Mọi thành phần của card mạng LAN đều có một chức năng duy nhất:
1. Bộ điều khiển (Controller): Bộ điều khiển giống như một CPU mini, xử lý dữ liệu nhận được. Là một phần cốt lõi của một chiếc card mạng, bộ điều khiển trực tiếp quyết định hiệu suất của NIC.
2. Boot ROM socket: Bootrom cho phép các máy trạm không có ổ đĩa vẫn có thể kết nối mạng, tăng tính bảo mật và hạ giá thành phần cứng.
3. Cổng NIC cho cáp / bộ thu phát: Thông thường cổng này sẽ kết nối trực tiếp với cáp Ethernet hoặc bộ thu phát, có thể gửi và nhận các tín hiệu điện tử được đưa vào cáp mạng hoặc cáp quang.
4. Bus interface: Đây chính là giao diện hay cổng kết nối phía bên của bảng mạch, phục vụ cho kết nối giữa NIC và máy tính hoặc máy chủ thông qua việc cắm vào khe mở rộng của chúng.
5. Đèn báo LED: Đèn báo được sử dụng để giúp người dùng xác định trạng thái hoạt động của card mạng.
6. Giá đỡ: Có hai loại giá phổ biến trên thị trường. Một được gọi là “giá đỡ chiều cao đầy đủ” với chiều dài 12 cm và giá đỡ còn lại là “giá đỡ cấu hình thấp” với chiều dài 8 cm. Giá đỡ này có thể giúp người dùng cố định NIC trong khe cắm mở rộng của máy tính hoặc máy chủ.
1. Bộ điều khiển (Controller): Bộ điều khiển giống như một CPU mini, xử lý dữ liệu nhận được. Là một phần cốt lõi của một chiếc card mạng, bộ điều khiển trực tiếp quyết định hiệu suất của NIC.
2. Boot ROM socket: Bootrom cho phép các máy trạm không có ổ đĩa vẫn có thể kết nối mạng, tăng tính bảo mật và hạ giá thành phần cứng.
3. Cổng NIC cho cáp / bộ thu phát: Thông thường cổng này sẽ kết nối trực tiếp với cáp Ethernet hoặc bộ thu phát, có thể gửi và nhận các tín hiệu điện tử được đưa vào cáp mạng hoặc cáp quang.
4. Bus interface: Đây chính là giao diện hay cổng kết nối phía bên của bảng mạch, phục vụ cho kết nối giữa NIC và máy tính hoặc máy chủ thông qua việc cắm vào khe mở rộng của chúng.
5. Đèn báo LED: Đèn báo được sử dụng để giúp người dùng xác định trạng thái hoạt động của card mạng.
6. Giá đỡ: Có hai loại giá phổ biến trên thị trường. Một được gọi là “giá đỡ chiều cao đầy đủ” với chiều dài 12 cm và giá đỡ còn lại là “giá đỡ cấu hình thấp” với chiều dài 8 cm. Giá đỡ này có thể giúp người dùng cố định NIC trong khe cắm mở rộng của máy tính hoặc máy chủ.
>>> Giới thiệu đến người dùng Card mạng 2 port – X710 DA2
Phân loại card giao tiếp mạng
Phân loại dựa trên đường kết nối mạng
Card mạng có thể kết nối vào Modem, bộ định tuyến theo hai hình thức là NIC có dây và NIC không dây. Một NIC có dây thường phải kết nối vào mạng bằng cáp Ethernet hay cáp quang. Card mạng không dây thường đi kèm với một ăng-ten nhỏ, dùng sóng vô tuyến để giao tiếp với điểm truy cập và tham gia vào mạng không dây.
Phân loại dựa trên thiết bị thông minh
Card NIC cho máy tính
Hầu hết các máy tính mới đều có NIC được tích hợp sẵn trong bo mạch chủ, do đó không cần một card LAN riêng. Nó thường có tốc độ 10 / 100Mbps và 1Gbps và cho phép một PC giao tiếp với các PC hoặc mạng khác.
Card NIC cho máy chủ
Chức năng chính của network card máy chủ là quản lý và xử lý lưu lượng mạng. Máy chủ thường yêu cầu tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn như 10G, 25G, 40G và thậm chí 100G. Thêm vào đó, bộ điều hợp máy chủ có tỷ lệ chiếm dụng CPU thấp, vì nó có một bộ điều khiển mạng đặc biệt có thể nhận nhiều tác vụ từ CPU.
>>> Tham khảo ngay Top 4 máy chủ Dell 14G Rack 2U
Khi nào thì cần lắp thêm card mạng rời?
Hầu hết PC / Laptop hiện nay đều tích hợp card mạng LAN – Ethernet có đầu nối RJ-45 trên mainboard, tốc độ giao động từ 100 Mbps – 1000 Mbps.
Ngoài ra trên laptop thì card mạng tích hợp thường hỗ trợ cả kết nối có dây Ethernet và không dây Wifi, một số dòng mainboard hiện đại dành cho PC cũng hỗ trợ cả hai kết nối tương tự laptop (mainboard cũ và rẻ tiền chỉ có có Ethernet, không có wifi).
Ngoài ra trên laptop thì card mạng tích hợp thường hỗ trợ cả kết nối có dây Ethernet và không dây Wifi, một số dòng mainboard hiện đại dành cho PC cũng hỗ trợ cả hai kết nối tương tự laptop (mainboard cũ và rẻ tiền chỉ có có Ethernet, không có wifi).
>>> Ngoài ra, bạn có thể xem thêm các dòng Dell 15G hot nhất thị trường hiện nay