Tin Công Nghệ
VPN là gì? Giao thức và cách thức hoạt động của VPN
VPN (Virtual Private Network) là gì? Được ứng dụng như thế nào vào đời sống? Chúng mang lại lợi ích gì cho người sử dụng? Hãy cùng Máy Chủ Việt tìm hiểu về loại mạng này trong bài viết sau đây.
Mục Lục
VPN (Virtual Private Network) là gì?
VPN (Virtual Private Network) được gọi là mạng riêng ảo, cho phép những người dùng thiết lập được một mạng riêng ảo với một mạng khác trên hệ thống kết nối Internet. VPN là mạng có thể được sử dụng dùng để truy cập trên các trang web bị hạn chế truy cập về mặt vị trí địa lý.
Ngoài ra, chúng còn bảo vệ hoạt động trình duyệt web của bạn khỏi những truy cập không cần thiết trên mạng Wifi chung; bằng cách thiết lập hệ thống mạng riêng ảo cho người sử dụng.
Về những vấn đề cơ bản, VPN phục vụ những việc chuyển tiếp tất cả những lưu lượng network traffic của bạn tới hệ thống. Đây là nơi có thể truy cập từ xa từ các tài nguyên mạng cục bộ và bypass những việc kiểm duyệt trên Internet (Internet censorship). Hầu hết trên tất cả các hệ điều hành đều tích hợp việc hỗ trợ trên VPN.
>>>> Tìm hiểu ngay: So Sánh Ổ Cứng SSD và HDD & Nên Dùng Loại Ổ Cứng Nào
Những ứng dụng của VPN
VPN được ứng dụng vào rất nhiều thứ khác nhau, có thể điểm qua một số những ứng dụng sau:
- Truy cập vào mạng của doanh nghiệp từ xa: Mạng riêng ảo thường được sử dụng cho những người kinh doanh dùng để truy cập vào hệ thống mạng lưới kinh doanh của họ. Bao gồm tất cả những tài nguyên hiện có trên mạng cục bộ; có thể truy cập kể cả khi đang đi trên đường; hay đi du lịch, … Sử dụng các nguồn lực trong mạng nội bộ không cần thiết phải tiếp xúc trực tiếp với kết nối Internet; nhờ đó làm tăng khả năng bảo mật.
- Truy cập vào mạng gia đình, dù không ở nhà: người dùng có thể thiết lập mạng riêng ảo để truy cập khi không ở nhà. Thao tác này sẽ cho phép người dùng truy cập Windows từ xa thông qua kết nối Internet; sử dụng những tập tin được chia sẻ trong cùng một mạng nội bộ, chơi game trên máy tính thông qua hệ thống Internet giống như đang ở trong cùng hệ thống mạng LAN.
- Trình duyệt web ẩn danh: Nếu bạn đang sử dụng WiFi công cộng, trình duyệt web trên những trang web không phải của “https”, thì tính độ an toàn của dữ liệu trao đổi trong mạng sẽ dễ bị rò rỉ. Nếu muốn ẩn hoạt động trình duyệt web của mình để đảm bảo dữ liệu được bảo mật hơn thì bạn nên kết nối với VPN. Mọi thông tin của bạn sẽ truyền qua mạng lúc này sẽ được mã hóa lại.
- Giúp khách hàng truy cập dễ dàng đến những website bị chặn bởi giới hạn địa lý, bỏ qua kiểm những trình duyệt của Internet, vượt tường lửa, …
- Tải tập tin: Tải tệp BitTorrent trên mạng riêng ảo (VPN) sẽ giúp tăng tốc tốc độ tải của file. Điều này cũng có ích với các traffic mà ISP của bạn có thể đang gây trở ngại.
Cách thức hoạt động của VPN
Khi máy tính của bạn được kết nối (hoặc các thiết bị khác được kết nối như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng) với mạng riêng ảo (VPN). Máy tính của bạn sẽ hoạt động giống như một mạng kết nối cục bộ như VPN. Ngoài ra tất cả những lưu lượng mạng sẽ được gửi thông qua một hệ thống kết nối an toàn đến máy riêng ảo (VPN).
Ngoài ra bởi vì máy tính của bạn đang hoạt động trên hệ thống mạng riêng ảo, chính điều này cho phép bạn truy cập được nguồn tài nguyên mạng cục bộ ngay cả trong những khi bạn đang ở đầu bên kia của thế giới (không giới hạn về địa lý).
Không những thế bạn cũng có thể sử dụng kết nối Internet giống như bạn đang hiện diện tại vị trí của mạng riêng ảo (VPN). Điều này rất có lợi trong một số trường hợp như nếu bạn đang sử dụng Wifi công cộng hoặc muốn truy cập vào bất kỳ các trang web nào bị chặn về mặt địa lý.
Nếu trình duyệt web của bạn một khi đã kết nối với một VPN nào đó, thì máy tính của bạn sẽ liên hệ với trang web thông qua kết nối mạng riêng ảo (VPN) đã được mã hóa. VPN sẽ chuyển tiếp những yêu cầu cho bạn và chuyển lại phản hồi từ những trang web thông qua hệ thống kết nối an toàn. Nếu bạn đang sử dụng VPN tại Hoa Kỳ và dùng để truy cập vào Netflix, Netflix sẽ biết vị trí kết nối của bạn đang dùng nằm ở Hoa Kỳ.
Các giao thức và cách thức hoạt động của VPN
Các giao thức thường gặp trong VPN bao gồm 3 giao thức:
- IP security (IPSec), secure Sockets Layer (SSL)
- Transport Layer Security (TLS)
- Giao thức Point-To-Point Tunneling Protocol (PPTP).
Ưu nhược điểm khi sử dụng VPN
Là một giải pháp không tốn quá nhiều chi phí. Mang lại nhiều sự tiện lợi cho người dùng khi tự thiết lập một hệ thống như ý muốn.
Nhưng bên cạnh đó, có nhược điểm rất dễ nhận thấy như mạng riêng ảo (VPN) không có khả năng quản lý Quality of Service (QoS) thông qua môi trường Internet, do vậy các gói dữ liệu – Data package vẫn có nguy cơ lớn cho việc bị thất lạc và gặp nhiều rủi ro.
Khả năng tự quản lý của các đơn vị cung cấp mạng riêng ảo (VPN) là có hạn nên máy tính của bạn vẫn có thể bị hack, và tiềm ẩn những nguy cơ bảo mật cho máy tính của bạn.
>>>> Xem thêm: SK Hynix Ra Mắt DRAM DDR5 Đầu Tiên Trên Thế Giới