0867.111.333

Icon Icon Icon
SSD Server

Kiến Thức

Cách chọn SSD máy chủ (server) tốt

1299 03/08/2022
Data (dữ liệu) của doanh nghiệp bạn là ngân hàng vô giá, bạn luôn bảo vệ chúng khỏi những tác nhân gây hư hại khó lường. Ngày nay, với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, người dùng dễ dàng có một chiếc máy tính cá nhân có cấu hình rất cao với khả năng làm việc mạnh mẽ, hay với các doanh nghiệp viêc sử dụng server máy chủ để làm việc cũng rất cấp thiết, chính vì vậy nhu cầu có 1 ổ cứng lưu trữ dữ liệu, tốc độ cao và giữ an toàn tối đa cho dữ liệu là rất cần thiết. Bởi vậy việc lựa chọn 1 ổ cứng SSD máy chủ tốt và thích hợp rất quan trọng. Nhưng làm thế thế nào để lựa chọn được 1 SSD server tốt?
Hãy cùng Máy Chủ Việt phân tích tiếp ngay dưới bài viết này nhé!
Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu lại khác niệm của SSD

Khái niệm ổ cứng SSD

O Cung SSD

SSD (Solid State Drive) là một thuật ngữ kỹ thuật dùng để chỉ 1 loại của ổ cúng máy tính. SSD gọi là ổ lưu trữ thể bền vững hay ổ cứng điện tử, trong tiếng Việt người ta hay gọi ổ cứng thể rắn. SSD sử bộ nhớ flash để lưu trữ các dữ liệu trên máy tính từ đó giúp việc lưu trữ an toàn và bền vững hơn.
SSD máy chủ hoạt động tương tự SSD PC đều sử dụng SRAM hoặc DRAM hoặc bộ nhớ Flash để lưu dữ liệu. Việc lựa chọn được 1 SSD máy chủ tốt sẽ sẽ giúp cải thiện rất nhiều về khả năng truy xuất dữ liệu, bảo vệ dữ liệu, kích cỡ cũng như tuổi thọ của server.

Những lưu ý khi chọn SSD máy chủ (server)

Bạn cần ổ cứng dung lượng bao nhiêu?

O Cung SSD

  • Tuỳ vào nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp mà bạn lựa chọn dung lượng cho thích hợp. Với 1 ổ cứng SSD máy chủ thì dung lượng sử dụng thường là trên 100GB. Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất ổ SSD máy chủ với đa dạng dung lượng từ 80GB đến 150GB.
  • 1TB: Trừ khi bạn có thư viện trò chơi đồ sộ hoặc hàng loạt phim chất lượng cao, ổ 1TB sẽ cung cấp cho bạn đủ không gian cho hệ điều hành cùng các ứng dụng chính, đồng thời còn thừa nhiều chỗ để lưu trữ các phần mềm và dữ liệu trong tương lai.
  • 2TB: Nếu bạn là một content creator hay làm việc với các tệp tin đa phương tiện lớn và có nhu cầu sử dụng hàng ngày, hoặc đơn giản là bạn có số lượng lớn trò chơi, ổ 2TB khá xứng đáng với mức giá cao mà bạn sẽ phải chi trả.
  • 4TB: Một SSD 4TB sẽ khá đắt – giá của nó dễ dàng đặt ngưỡng trên 20 triệu – và bạn sẽ không có nhiều lựa chọn trong phân khúc này. Samsung hiện là công ty duy nhất cung cấp các ổ SSD thương mại với dung lượng 4TB, bao gồm SSD 850 EVO và các mẫu SSD 860 EVO mới hơn.
Nếu bạn là người dùng máy tính để bàn hoặc bạn laptop chơi game với nhiều ổ đĩa, bạn nên chọn cách sử dụng nhiều SSD nhỏ đồng thời, cách này thường sẽ giúp bạn tiết kiệm được hàng triệu đồng trong khi vẫn cung cấp khả năng lưu trữ và tốc độ tương tự. Với mức giá của ổ SSD hiện nay, những ổ đĩa này cỡ này thường chỉ dành cho những chuyên gia, người làm công việc chuyên biệt hoặc và những người đam mê sẵn sàng vung tiền không tiếc tay.
>>> Chọn ngay các dung lượng ổ cứng SSD server – mức giá ưu đãi

Bạn cần quan tâm là sử dụng loại chip nhớ MLC hay SLC

  • Các SSD server hiện nay đều sử dụng 2 loại chip nhớ chính là NAND MLC (multi level cell) và NAND SLC (single level cell), điểm khác biệt giữa 2 loại là MLC có thể lưu trữ nhiều dữ liệu hơn trên mỗi cell, sản xuất dễ dàng hơn,giá thành SSD sử dụng chip MLC có giá bán rẻ hơn loại sử dụng SLC.
  • Tuy nhiên các chip SLC chỉ lưu giữ 1 bit/transistor (0 hoặc 1), còn chip MLC lại chứa 2 bit/ transistor (00, 01, 10 và 11). Vì vậy, lượng dữ liệu lưu trữ của chip MLC nhiều gấp hơn đôi chip SLC, nhưng tốc độ đọc trung bình lại chậm hơn hai lần (2x) và tốc độ ghi sẽ chậm hơn ba lần (3x) trên một tế bào bộ nhớ NAND. Bên cạnh đó mỗi chip MLC có thể ghi/xóa 10.000 lần, còn tuổi thọ của chip SLC lên đến 100.000 lần. Vì vậy doanh nghiệp thường lựa chọn SSD máy chủ có chip NAND SLC.

Máy tính của bạn hỗ trợ chọn mua SSD loại nào?

Thị trường ổ cứng dạng rắn hiện này khá đa dạng với nhiều loại sản phẩm đáp ứng các chuẩn hình dáng khác nhau cũng như hỗ trợ nhiều loại kết nối tùy thuộc mục đích sử dụng. Khi lựa chọn ổ cứng, bạn phải xem xét đến các phần cứng khác mà bạn đang/ sẽ có. Nếu bạn sở hữu một dàn máy hiện đại sử dụng bo mạch chủ trung – cao cấp, hệ thống của bạn thường sẽ có khả năng hoạt động với mọi loại ổ cứng có trên thị trường.
Ngoài ra, những mẫu laptop mỏng nhẹ và có tính di động cao hiện nay thường có thiết kế bên trong máy khá chật hẹp, không đủ chỗ để lắp ổ SSD 2.5 inch. Thay vào đó, những mẫu thiết bị này thường hỗ trợ loại SSD M.2 nhỏ gọn hơn. Một số trường hợp khác, ổ cứng có sẵn trên máy được các nhà sản xuất hàn thẳng vào bo mạch, khi đó việc thay thế hoặc nâng cấp ổ cứng là không thể làm được. Tốt nhất bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thiết bị của mình cũng như kiểm tra tính tương thích trước khi quyết định chọn mua SSD nào.

Chọn mua SSD giao diện SATA hay PCIe?

Thực sự đây là một vấn đề khá rắc rối. Như đã nói ở trên, các ổ SSD 2,5 inch chạy trên giao diện Serial ATA, loại kết nối được thiết kế cho các ổ đĩa cứng truyền thống được giới thiệu từ năm 2000. Trong khi đó, các ổ AIC sử dụng giao diện PCI Express, loại kết nối với băng thông cực lớn đủ để cắm những thứ như card đồ họa.
Tim Hieu O Cung Ssd Cac Loai (1)
Ổ M.2 có thể hỗ trợ hoặc SATA hoặc PCI Express, tùy thuộc vào loại ổ đĩa. Và ổ đĩa M.2 nhanh nhất (bao gồm cả ổ SSD 970 của Samsung và 760p của Intel) cũng hỗ trợ NVMe, một giao thức được thiết kế đặc biệt để lưu trữ với tốc độ nhanh chóng mặt. Vấn đề trở nên khá phức tạp khi mà một ổ đĩa M.2 có thể là loại PCIe không hỗ trợ NVMe, hoặc loại PCIe với NVMe được hỗ trợ. Vậy cuối cùng chúng ta có các dạng SSD M.2 bao gồm SATA, PCIe và PCIe NVMe.

Các ổ M.2 cũng như các cổng kết nối M.2 tương ứng trên các bo mạch chủ trông không khác gì nhau, bất kể chúng thuộc loại gì. Vì vậy, hãy kiểm tra lại hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ, máy tính hoặc bộ chuyển đổi của bạn, cũng như những loại ổ đĩa được hỗ trợ, trước khi mua một bất kì sản phẩm nào.

Nếu các công việc hàng ngày của bạn bao gồm duyệt web, chạy ứng dụng văn phòng hoặc thậm chí chơi game, hầu hết các ổ SSD NVMe sẽ không nhanh hơn các mẫu SATA ít tốn kém hơn. Nếu công việc hàng ngày của bạn bao gồm tác vụ nặng như lưu chuyển tập tin, chỉnh sửa ảnh hoặc video, chuyển mã, hoặc nén/ giải nén, thì bạn có thể cân nhắc việc nâng cấp lên một ổ SSD NVMe. Các ổ SSD này cung cấp băng thông lớn gấp 5 lần so với các mẫu SATA, giúp tăng hiệu năng trong các ứng dụng nặng.

Tiêu thụ điện năng?

Nếu bạn là người dùng máy tính để bàn và đang tìm kiếm các sản phẩm cho hiệu suất tốt nhất có thể, có lẽ điện năng tiêu thụ sẽ không phải vấn đề đáng bận tâm. Tuy vậy, đối với máy tính xách tay, sự hiệu quả trong tiêu thụ năng lượng của ổ đĩa sẽ quan trọng hơn tốc độ – đặc biệt nếu bạn muốn laptop của mình có đủ pin để chạy cả ngày.

Chọn mua SSD có khả năng quản lý năng lượng cực kỳ hiệu quả như 850 EVO của Samsung thay vì một ổ NVMe nhanh hơn nhưng hút điện hơn (ví dụ Samsung 960 EVO) có thể giúp bạn tăng thêm thời gian sử dụng tới 90 phút hoặc nhiều. Các mẫu SSD có dung lượng cao thường tiêu thụ nhiều năng lượng hơn các ổ đĩa dung lượng thấp, đơn giản bởi chúng có nhiều gói NAND cần chạy để truyền dữ liệu.

>>> Mời quý bạn đọc có thể xem thêm bài “So sánh giữa SSD và HDD

Kết luận

Sau khi đọc xong bài viết này, có lẽ bạn đã nắm được tất cả các thông tin cần biết về ổ SSD nói chung và các loại SSD nói riêng. Giờ đây bạn đã có thể tự mình đưa ra lựa chọn mua hàng rõ ràng rồi. Hãy nhớ rằng, các ổ đĩa cao cấp, mặc dù sở hữu thông số lý thuyết cực nhanh, sẽ không quá vượt trội về tốc độ so với các ổ đĩa chậm và rẻ hơn trong các tác vụ phổ biến thường ngày.
Vì vậy, trừ khi vì lý do công việc hoặc đam mê khiến bạn cần phải có tốc độ cực tốt, bạn nên chọn một ổ đĩa có giá phải chăng, dung lượng đủ đáp ứng nhu cầu kèm mức giá có thể mua được. Sử dụng, chọn mua SSD hiện đại bất kì thay vì một ổ đĩa cứng HDD cũ đều sẽ đem lại hiệu năng cải thiện cực lớn mà bạn có thể nhận thấy ngay lập tức.
>>> Mua ngay các server/máy chủ hỗ trợ ổ cứng SSD tốt nhất:

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon
Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0867111333