0867.111.333

Icon Icon Icon
Tìm hiểu về ARM

Kiến Thức

ARM là gì? Tìm hiểu định nghĩa và chức năng của bộ xử lý ARM

1207 29/07/2022
Khi nhắc đến các thiết bị thông minh như: điện thoại, máy tính bảng và thậm chí là một số máy tính xách tay, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe về bộ vi xử lý ARM. Công nghệ này đóng vai trò đáng kể trong việc thúc đẩy sự phát triển của nhiều dòng smartphone và đang dần dần thay đổi khái niệm về bộ xử lý trên PC.
Vậy các bạn đã biết ARM là gì? Đặc điểm của ARM? Và những tính năng của ARM ra sao chưa? Hãy cùng Máy Chủ Việt tìm hiểu về những thông tin này nhé!

Bộ xử lý ARM là gì?

ARM

Trước hết tìm hiểu về thuật ngữ ARM. ARM viết tắt của Advanced RISC Machine (trước đây là Acorn RISC Machine) là bộ xử lý dựa trên kiến trúc RISC (Reduced Instruction Set Computer – Máy tính có tập lệnh đơn giản hóa), được phát triển bởi Arm Holdings, Ltd.
Do không có nhà máy sản xuất chip, Arm Holdings phát triển kiến trúc và cấp phép cho các công ty đối tác, cho phép họ sử dụng ARM như một khuôn mẫu để xây dựng hệ thống, thiết kế lại, tự sản xuất hoặc thuê bên ngoài sản xuất và bán chúng dưới tên gọi là chip hợp tác giữa Arm và công ty đó. Cụ thể, các công ty sản xuất SoC như Nvidia, Texas Instruments, Samsung, Microsoft, Apple,… mua lõi xử lý do ARM cung cấp và phát triển chúng, đưa chúng vào các chipset tích hợp trong GPU, CPU và bộ nhớ của mình.
>>> Tham khảo ngay các dòng CPU server

Các đặc điểm chính của ARM?

Các đặc điểm chính của ARM gồm có:
  • Cấu trúc nạp/lưu trữ
  • Tập lệnh trực giao
  • Hầu hết các lệnh đều thực hiện trong vòng một chu kỳ đơn.
  • Hỗ trợ ảo hóa phần cứng
  • Tăng cường thiết kế tiết kiệm điện
ARM sản xuất bộ vi xử lý đa nhân RISC 32 bit và 64 bit. Các bộ xử lý RISC được thiết kế để thực hiện một số lượng nhỏ hơn các loại lệnh máy tính để chúng có thể hoạt động ở tốc độ cao hơn, thực hiện nhiều lệnh mỗi giây (MIPS). Bằng cách loại bỏ các hướng dẫn không cần thiết và tối ưu hóa các đường dẫn, bộ xử lý RISC cung cấp hiệu suất vượt trội nhưng mức tiêu thụ điện năng ở mức thấp.

Các bộ xử lý ARM từng được sản xuất?

Ban Biet Gi Ve Bo Xu Ly Arm (1)

  • Apple: Hãng đã tự thiết kế và sản xuất nhiều chipset dựa trên cấu trúc Arm cho các dòng iPhone, iPad và mới đây nhất là dòng Mac.
  • Nvidia: Hãng đồng thiết kế hai dòng vi xử lý với Arm, dòng gần đây nhất được gọi là Carmel. Được biết đến với tư cách là nhà sản xuất GPU, Nvidia tận dụng thiết kế Carmel để tạo ra SoC Tegra Xavier 64-bit. Con chip này cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện toán có kích thước nhỏ được gọi là Jetson AGX Xavier
  • Samsung: Công ty đã sản xuất nhiều bộ vi xử lý Arm 32 bit và 64 bit cho toàn bộ dòng thiết bị điện tử tiêu dùng của mình, nổi trội với dòng Exynos. Đặc biệt, Samsung cũng từng cho ra đời các biến thể của các dòng smartphone Galaxy Note, Galaxy S và Galaxy A dựa trên SoC Exynos hợp tác với ARM.
  • Qualcomm: Hãng có các mẫu SoC Snapdragon sử dụng thiết kế lõi có tên Kryo, đây là một biến thể bán tùy chỉnh của Cortex-A. Qualcomm cũng bắt tay với Microsoft và ARM để cho ra đời chip SQ1, SQ2 dựa trên ARM cho dòng Surface Pro X và Surface Pro X 2020.
  • Ampere Computing: Công ty khởi nghiệp được thành lập bởi cựu chủ tịch Intel – Renee James, sản xuất vi xử lý cho máy chủ đa lõi có tên Altra.

>>> Thông tin bài viết liên quan: Amazon giới thiệu CPU ARM mạnh nhất từ trước đến nay

ARM được sử dụng trong các thiết bị nào?

Cong Ty May Tinh Vo Danh Arm Thay Doi The Gioi (1)

Bộ xử lý ARM được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng, trình phát đa phương tiện và các thiết bị di động khác. Bộ vi xử lý ARM được thiết kế để hiệu quả nhất có thể, chỉ chấp nhận các lệnh có thể được thực hiện trong một chu kỳ bộ nhớ. Quá trình phổ biến đối với CPU là tìm nạp, giải mã và thực thi các lệnh.
>>> Giới thiệu 1 số dòng máy tính/máy chủ hỗ trợ bộ vi xử lý ARM:

Điều gì làm cho kiến trúc bộ xử lý Arm trở nên độc đáo?

Chữ R trong ARM là viết tắt của RISC – Máy tính có tập lệnh đơn giản hóa; do đó, ARM tận dụng hiệu quả của sự đơn giản để làm mọi việc mà một bộ xử lý có thể làm trên một con chip duy nhất. Đồng thời, tập lệnh đơn giản cũng đồng nghĩa với việc bộ xử lý có thể mã hóa chúng bằng số lượng bit ít hơn, giúp làm giảm mức tiêu hao bộ nhớ cũng như thời gian chu kỳ thực thi.

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon
Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0867111333