0867.111.333

Icon Icon Icon
Client Server

Kiến Thức

Client Server là gì? Client Server có những ưu điểm gì?

1160 04/10/2022
Trong mô hình hệ thống mạng máy tính Client Server được áp dụng khá phổ biến. Chúng được biết đến như một mô hình hỗ trợ người dùng phân chia nhiệm vụ giữa các nhà cung cấp. Tuy nhiên, không phải người dùng nào cũng nhận thức đầy đủ về ưu nhược điểm của mô hình mạng Client Server, cũng như cách thức hoạt động của nó. Vì vậy, bài viết này sẽ làm rõ về mô hình máy khách – máy chủ này. Hãy cùng Máy Chủ Việt khám phá xem nó đặc biệt như thế nào nhé!
Trước hết chúng ta tìm hiểu khái niệm của chúng là gì?

Client Server là gì?

Client Server

Client server là mô hình mạng máy tính gồm có 2 thành phần chính đó là máy khách (client) và máy chủ (server). Server chính là nơi giúp lưu trữ tài nguyên cũng như cài đặt các chương trình dịch vụ theo đúng như yêu cầu của client. Ngược lại, Client bao gồm máy tính cũng như các loại thiết bị điện tử nói chung sẽ tiến hành gửi yêu cầu đến server.
Mô hình mạng Client Server sẽ cho phép mạng tập trung các ứng dụng có cùng chức năng tại một hoặc nhiều dịch vụ file chuyên dụng. Chúng sẽ trở thành trung tâm của hệ thống. Hệ điều hành của mô hình Client server sẽ cho phép người dùng chia sẻ đồng thời cùng một loại tài nguyên mà không giới hạn vị trí địa lý. Như vậy bạn đã nắm rõ mô hình Client Server là gì rồi chứ?

Một số ví dụ về mô hình máy khách – máy chủ

Dưới đây là một vài ví dụ về mô hình Client Server để giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình Client Server là gì.
  • Máy chủ Web: Máy tính được người dùng sử dụng để nhập địa chỉ trang web. Yêu cầu được gửi đến máy chủ web bởi máy khách. Máy chủ web sau đó sẽ gửi toàn bộ nội dung của trang web trở lại máy khách ban đầu.

>>> Nội dung bài viết chi tiết về máy chủ web là gì? Và các lưu ý của chúng

  • Mail Server: Email được người dùng soạn và gửi đi. Máy khách sẽ gửi email đó đến Mail Server. Sau khi nhận được tín hiệu, Mail Server sẽ tiếp nhận email, lưu trữ và tìm kiếm địa chỉ email cần được gửi đến trước khi gửi thư.
  • File Server: Máy khách trao đổi thông tin với File Server. File Server thực hiện cả lưu trữ File và truyền File trong trường hợp này. Người dùng sử dụng giao thức FTP hoặc trình duyệt Web để tải lên hoặc tải xuống File từ máy chủ.

Nguyên tắc hoạt động của mô hình Client Server

Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể xem mô hình Client Server là mô hình gì và cách thức hoạt động của chúng ra sao. Ngay sau đây sẽ là nguyên lý hoạt động của mô hình Client Server giúp bạn có được cái nhìn cụ thể nhất.

Client

Client La Gi

Client chính là khách hàng sử dụng dịch vụ. Nó có thể là một tổ chức hay cá nhân cụ thể nào đó. Và khi khái niệm này được sử dụng trong lĩnh vực kỹ thuật số thì cũng mang ý nghĩa tương tự như vậy. Trong Client Server thì Client chính là một máy tính (Host). Chúng có khả năng nhận thông tin từ nhà cung cấp và sử dụng dịch vụ cụ thể (Server).
>>> Tham khảo ngay một vài dòng máy chủ Dell Tower – vai trò máy Client (khách hàng):
  1. Server Dell PowerEdge T40 xeon
  2. Server Dell PowerEdge T140
  3. Server Dell PowerEdge T340
  4. Server Dell PowerEdge T440

Server

Server May Chu
Server là từ dùng để nói về một máy chủ hoặc một phương tiện được sử dụng để phục vụ các dịch vụ nào đó. Khi khái niệm này được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ thì Server là một máy tính từ xa. Chúng có chức năng là cung cấp các thông tin (dữ liệu) cho một dịch vụ cụ thể nào đó hoặc quyền truy cập đối với dịch vụ.
>>> Tìm đọc nội dung chi tiết về bài viết: Máy chủ là gì?
Bạn đã nắm rõ nguyên lý của Client Server là gì rồi chứ? Hiểu một cách đơn giản thì Client là nguồn yêu cầu và Server phải phục vụ theo nó.

Ưu điểm của Client Server là gì?

Khả năng kiểm soát tập trung
Khả năng kiểm soát tập trung được tích hợp sẵn là ưu điểm đầu tiên của mô hình Client Server. Theo đó, tất cả các thông tin cần thiết sẽ được tập trung tại một chỗ giúp các nhà quản trị kiểm soát hoàn toàn mọi thứ. Tính năng này đảm bảo rằng tất cả các sự cố mạng đều được giải quyết ở một vị trí duy nhất.
Đồng thời, việc cập nhật cơ sở dữ liệu và tài nguyên sẽ dễ dàng hơn nhiều. Vì vậy khi tìm hiểu về mô hình mạng Client Server là gì, người ta rất thích ưu điểm này của nó.
Khả năng mở rộng
Mô hình mạng Client Server có khả năng mở rộng rất cao. Người dùng có thể tăng số lượng tài nguyên của họ nếu họ cần sử dụng nó bất cứ lúc nào. Nhờ đó, chúng ta có thể dễ dàng tăng kích thước của Server mà không gây gián đoạn quá nhiều.
Bảo mật
Do kiến trúc tập trung của mạng, tất cả dữ liệu trong mô hình máy khách – máy chủ sẽ được bảo vệ hoàn toàn. Nhờ đó, nó sẽ hỗ trợ người dùng kiểm soát quyền truy cập để chỉ những người đã được cấp quyền truy cập mới có thể thực hiện các thao tác cần thiết.
Để làm như vậy, bạn phải áp dụng thông tin đăng nhập như Username hay Password. Hơn nữa, nếu dữ liệu của bạn bị mất, các File cũng có thể được khôi phục dễ dàng từ một bản sao lưu duy nhất. Vì vậy bạn cần cần nghiên cứu kỹ ưu điểm của Client Server là gì để biết cách sử dụng nó hiệu quả.
Khả năng truy cập
Không có sự phân biệt giữa các nền tảng hoặc vị trí với nhau. Mọi máy khách đều có khả năng kết nối với mạng máy tính. Điều này sẽ cho phép tất cả nhân viên dễ dàng truy cập thông tin công ty mà không cần chế độ Terminal Mode hoặc bộ xử lý nào khác.

Nhược điểm của Client Server

Tắc nghẽn lưu lượng
Nếu được hỏi về nhược điểm lớn nhất của Client Server là gì thì đó là sự tắc nghẽn lưu lượng. Nếu có quá nhiều máy khách yêu cầu thông tin từ cùng một máy chủ, kết nối có thể trở nên chậm hơn. Trong trường hợp xấu nhất, hệ thống của bạn có thể xảy ra sự cố. Khi một máy chủ bị quá tải, nó sẽ gây ra các vấn đề về truy cập thông tin.
Độ bền
Do Client Server là mạng tập trung nên khi gặp sự cố hoặc bị can thiệp thì toàn bộ hệ thống mạng sẽ bị gián đoạn. Do đó, bạn nên biết rằng mạng thiếu tính ổn định và độ bền. Bạn phải hết sức thận trọng khi dùng mạng này.
Chi phí cao
Chi phí thiết lập và duy trì máy chủ trong mô hình Client Server thường khá cao. Nếu bạn tìm hiểu về Client Server là gì thì sẽ biết sở dĩ có điều này là do hệ thống mạng có rất hiệu suất cao nên chi phí đầu tư cho chúng dĩ nhiên cũng sẽ rất cao. Do đó, không phải ai cũng có đủ khả năng để chi trả và sử dụng chúng.
Bảo trì
Khi máy chủ thực hiện việc triển khai, nó sẽ hoạt động vô thời hạn. Điều này có nghĩa là chúng ta phải hết sức chú ý đến việc bảo trì hệ thống. Khi một vấn đề phát sinh, nó phải được giải quyết càng sớm càng tốt. Do đó, cần phải có một nhà quản lý mạng chuyên dụng để giữ cho máy chủ hoạt động khi chúng được triển khai và sử dụng.
Giới hạn tài nguyên
Một điều cần lưu ý là không phải tất cả các tài nguyên hiện có của Server đều có thể sử dụng được. Ví dụ, bạn không thể in trực tiếp tài liệu từ Web hoặc chỉnh sửa bất kỳ thông tin nào trên ổ cứng của máy khách cả.

Sự khác biệt giữa mô hình Peer to Peer và Client Server là gì?

So Sanh P2p Va Client Server (1)

Đây là hai mô hình có nhiều nét tương đồng, chúng đều có một máy khách (Client) gửi yêu cầu đến máy chủ (Server) và sau đó máy chủ (Server) sẽ trả lại thông tin về cho máy khách (Client). Tuy nhiên, hai mô hình này cũng có nhiều điểm khác biệt như:
Peer to Peer (P2P)Client Server
Phân quyền và vai tròTất cả các máy đều ngang hàng trong cùng một mạng.Có sự phân chia rõ ràng vai trò giữa máy chủ và máy khách.
Quản trị mạngKhông cần người quản trịCần có người quản trị
Phần cứng và phần mềmMô hình có thể không cần đến máy chủ và hệ điều hành. Bên cạnh đó, nó cúng cần khá ít phần cứng.Yêu cầu phần cứng, máy chủ và hệ điều hành.
Chi phí lắp đặtChi phí thấpChi phí cao

Lời kết

Vừa rồi mình đã cung cấp đến quý bạn đọc những thông tin hữu ích về Client Server. Hy vọng bạn và doanh nghiệp sẽ có những lựa chọn phù hợp với nhu cầu và chi phí của mình. Chúc các bạn thành công.
Ngoài ra, bạn cần tư vấn hoặc nhận báo giá các máy chủ, linh kiện liên hệ với chúng tôi theo thông tin:

MÁY CHỦ VIỆT – NÂNG TẦM CÔNG NGHỆ VIỆT

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon
Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0867111333