Kiến Thức
Nguyên nhân và cách khắc phục quá tải Server
Server quá tải? Đừng hoảng sợ khi một ngày Server của bạn gặp sự cố. Đây chính là việc sẽ xảy ra và là một phần gắn liền với sự tồn tại của doanh nghiệp. Vì vậy, trong bài viết này Máy Chủ Việt sẽ đề cập đến cách khắc phục quá tải Server trong doanh nghiệp.
Mục Lục
Server quá tải trong doanh nghiệp
Lưu lượng truy cập của Website càng ngày càng tăng cao, nghĩa là doanh nghiệp của bạn đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, nếu lưu lượng truy cập tăng một cách đột biến sẽ dẫn đến việc quá tải hệ thống Server. Ngay cả các ông lớn tiên tiến về công nghệ, chẳng hạn Facebook, Google, Twitter và YouTube,… cũng phải đối mặt với điều này. Thậm chí, cứ 10 phút Youtube lại xuất hiện một Server có nguy cơ bị sập.
Khi hệ thống có quá nhiều người sử dụng thì một Server đơn lẻ không thể đáp ứng được lượng request khổng lồ được gửi đến cùng một lúc. Do đó, bạn cần chia sẻ công việc của Server hiện tại với các Server khác nữa. Tuy nhiên, khi triển khai Website lên nhiều Server, nghĩa là bạn sẽ sở hữu nhiều địa chỉ IP của các Cloud Server. Trong khi đó, một Domain lại không thể trỏ về nhiều địa chỉ cùng lúc được.
Ngoài ra, càng sở hữu nhiều Server thì việc quản trị, triển khai và bảo trì máy chủ càng trở nên phức tạp, khó khăn gấp nhiều lần, đòi hỏi tính chuyên môn cũng như kỹ thuật cao, chưa kể đến chi phí cho các thao tác này.
Các nguyên nhân phổ biến khiến quá tải Server trong doanh nghiệp
1. Do các hỗ trợ hay cập nhật theo dự kiến định kỳ, do sự cố phần mềm hay phần cứng, sự cố back-end,… dẫn đến việc server web không ở trạng thái hoàn toàn khả dụng, gây ra sự cố quá tải server.
2. Nếu có nhiều khách hàng cố gắng truy cập vào Website trong cùng một lúc có thể gây quá tải Server. Lưu lượng truy cập tăng vọt trong 1 thời điểm nhất định chứ không phải trong thời gian dài. Có thể lấy ví dụ dễ hiểu, 1 Website chuyên công bố điểm thi Đại Học, vào ngày công bố, Website có thể bị quá tải do nhiều thí sinh truy cập cùng lúc để kiểm tra điểm thi của mình.
3. Do các loại bug và virus XSS, khi có hàng triệu máy tính, trình duyệt hoặc máy chủ bị nhiễm virus này, chúng có thể gây ra lưu lượng truy cập cao một cách bất thường cho Website của mạng. Điều nguy hiểm hơn chính là chúng càng được phát tán thì lưu lượng mạng càng giảm xuống một cách đáng kể.
4. Do các loại tấn công từ chối dịch vụ hay tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DoS/DdoS). Mục đích của những loại tấn công này là làm cạn kiệt tài nguyên của máy chủ và làm ngập băng thông đến 1 dịch vụ trực tuyến nào đó từ một hay nhiều nguồn khác nhau. Hành động này khiến cho người dùng hợp pháp không thể truy cập được vào dịch vụ đó hay có thể truy cập được nhưng bị chập chờn, ngắt quãng.
5. Do mạng chậm làm cho các yêu cầu của máy khách được hoàn thành chậm, điều đó dẫn đến số lượng kết nối dồn lại, tăng lên rất nhiều, vượt quá giới hạn của server làm cho máy chủ bị quá tải.
>> Tham khảo các loại server Dell ngay!
Cách phòng ngừa và khắc phục quá tải Server
1. Để phòng ngừa và khắc phục quá tải Server, bạn có thể kiểm soát lưu lượng truy cập vào hệ thống của mình bằng cách sử dụng tường lửa nhằm chặn lưu lượng truy cập không mong muốn hay chặn lưu lượng truy cập đến từ các nguồn IP xấu, hoặc các pattern không hoàn thiện. Bạn có thể đặt để accept, chuyển hướng hoặc viết lại các yêu cầu có HTTP pattern không tốt bởi trình quản lý lưu lượng HTTP. Sau cùng, bạn có thể giảm peak trong mạng sử dụng quản lý băng thông, điều hướng lưu lượng.
2. Bạn cũng có thể phòng ngừa hay khắc phục quá tải Server bằng cách sử dụng Web cache. Khi sử dụng cache, thay vì yêu cầu nội dung từ Server nằm cách xa vị trí gốc của máy khách, nội dung sẽ được lấy từ Web cache. Việc làm này giúp thời gian phản hồi nhanh chóng, giảm tải cho Server.
3. Tách các Web Server cho các tên miền khác nhau với mục đích hỗ trợ các nội dung khác nhau. Việc làm này sẽ giúp chia nhỏ công việc cho các Server khác nhau nhằm tránh tình trạng bị quá tải Server.
4. Tách các tệp lớn khỏi các tệp vừa và nhỏ bằng cách sử dụng các tên miền hoặc máy tính khác nhau. Có thể lưu cache toàn bộ các tệp nhỏ và vừa, còn đối với tệp lớn thì cung cấp đầy đủ bằng những thiết lập khác nhau.
5. Tiếp theo, bạn có thể sử dụng nhiều Server được sắp xếp cùng nhau phía sau bộ cân bằng tải như một Web server lớn.
6. Nhằm xử lý lưu lượng truy cập gia tăng đột biến, giải pháp hiệu quả chính là sử dụng giải pháp Auto Scaling (tự động tăng giảm Server theo nhu cầu tài nguyên trên thực tế), Auto Scaling sẽ tự động thêm Server vào nhóm để đáp ứng lưu lượng truy cập nhận được. Khi lưu lượng truy cập giảm xuống thì Auto Scaling cũng sẽ tự động tắt các Server không còn cần thiết để tối ưu chi phí, giảm thiểu thời gian và công sức vận hành.
Giải pháp đảm bảo Website không bao giờ đạt đến giới hạn xử lý hay rơi vào quá tải, không gặp bất cứ gián đoạn đoạn nào trong mọi tình huống khi lưu lượng truy cập tăng cao. Điều này chắc chắn mang đến những trải nghiệm người dùng hài lòng, giữ chân khách truy cập lâu hơn và gia tăng sự kết nối trong quá trình tương tác với Website và ứng dụng.
Giải pháp rất dễ dàng để tích hợp, sử dụng, thiết lập các cài đặt từ đầu và hệ thống sẽ vận hành tự động theo các thiết lập, theo dõi và điều chỉnh nhờ bảng điều khiển Web-based với BizFly Auto Scaling.
7. Tiếp theo để phòng ngừa và khắc phục quá tải server, bạn có thể nâng cấp phần cứng Server bằng cách kết hợp nhiều thiết bị phần cứng với nhau nhằm cải thiện bộ nhớ chính và bộ nhớ phụ của Server. Sau đó, điều chỉnh các tham số hệ điều hành sao cho phù hợp với những thay đổi trong quá trình nâng cấp.
8. Cuối cùng, việc tối ưu hóa nội dung cho hệ thống Website là vô cùng quan trọng. Thông thường, nội dung động mất rất nhiều thời gian so với nội dung trang tĩnh bởi vì chúng thay đổi dựa trên yêu cầu người dùng hoặc vị trí địa lý nhằm hiển thị tương ứng.
Trên đây là toàn bộ nội dung về nguyên nhân và cách phòng ngừa cũng như khắc phục quá tải Server. Những biện pháp phòng ngừa cũng như khắc phục quá tải Server sẽ được áp dụng khác nhau trong các trường hợp khác nhau. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ về vấn đề mà Server của mình đang gặp phải nhằm áp dụng biện pháp phù hợp nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: các dòng sản phẩm Dell cấu hình khủng chạy mượt
Máy Chủ Việt hy vọng bài viết này có thể mang đến những kiến thức bổ ích, giúp bạn áp dụng chúng vào công việc của mình ở thời điểm hiện tại hay trong tương lai không xa. Máy Chủ Việt xin cảm ơn và chúc bạn thành công nhé