Tin Công Nghệ
SATA là gì? Những điều cần biết về SATA
Khi nhắc đến ổ cứng có lẽ bạn cũng nghe nhiều về thuật ngữ SATA này, Vậy bạn biết gì về chuẩn giao tiếp SATA? SATA này là gì? Hãy cùng Máy Chủ Việt tìm hiểu để biết thêm nhiều điều về chuẩn giao tiếp này nhé!
Mục Lục
SATA là gì? Đôi nét về SATA
Trong một hệ thống máy tính thì ổ đĩa cứng là một phần không thể thiếu, đây là nơi dùng để lưu trữ các hệ điều hành.
Chuẩn giao tiếp SATA (Serial Advanced Technology Attachment) là một chuẩn ổ đĩa cứng, được phát hành vào năm 2011 để sử dụng cho việc kết nối các thiết bị khác như ổ quang và các ổ cứng tới bo mạch chủ. Nó được tạo ra nhằm phục vụ cho mục đích là sẽ thay thế giao diện của parallel ATA được biết đến với tên gọi là IDE.
Đối với chuẩn giao tiếp SATA này, thì tốc độ truyền tải của nó vào khoảng 150MB/s hoặc có thể lên đến 300MB/s, tốc độ này lớn hơn so với công nghệ cũ trước đây khi chỉ đạt tốc độ tối đa là 133MB/s.
Nếu bạn để ý có thể sẽ biết SATA được dùng như một thuật ngữ đối lập hoàn toàn với IDE, điều này chứng tỏ rằng cáp hoặc là kết nối Serial và Parallel ATA đang được đưa ra để bàn luận, so sánh với nhau.
Các thông tin liên quan về cáp và đầu nối SATA
Đối với cáp SATA nó là một cáp dài gồm có 7 chân. Cả cáp và đầu nối đều phải đáp ứng được rằng các đầu đều phải phẳng và mỏng, đối với một đầu nó thường được thiết kế làm vuông góc để giúp cho việc quản lý các cáp tốt hơn. Một đầu sẽ được cắm vào cổng trên bo mạch chủ, ở đây chúng thường được gắn nhãn của chuẩn kết nối SATA và đầu có cạnh vuông kia sẽ được sử dụng để cắm vào mặt sau của các thiết bị lưu trữ giống như ổ cứng SATA.
Trên một ổ cứng ngoài chúng cũng có thể được sử dụng đối với kết nối của SATA và đương nhiên rẳng trên ổ cứng đó cũng có kết nối chuẩn SATA. Điều này được gọi là external SATA hoặc là eSATA. Phương thức hoạt động của nó chính là để ổ đĩa ngoài được gắn vào các đầu kết nối eSATA ở phía sau một máy tính, nằm phía bên cạnh các lỗ mở khác cho các kết nối khác như màn hình, các cáp mạng hay là cổng kết nối USB.
Nằm bên trong của máy tính, các chuẩn kết nối của SATA nội bộ tương tự sẽ được thực hiện với các bo mạch chủ giống như khi một ổ cứng đã được cố định nằm phía bên trong của case. Đối với một ổ loại eSATA thì chúng có thể hot swap giống tương tự như trong một ổ chuẩn kết nối SATA nội bộ.
Hầu hết trên tất cả các máy tính sẽ không được cài đặt sẵn sàng các kết nối của eSATA ở mặt sau của một case. Tuy nhiên thì người dùng có thể mua thêm một giá đỡ với giá rẻ khác.
Một lưu ý đối với ổ cứng loại eSATA thì đây là một cáp không có truyền điện mà chỉ truyền đi các dữ liệu. Chính vì thế điều này có nghĩa là nó không giống như một số ổ USB được gắn ngoài, ổ eSATA loại này có yêu cầu là phải có nguyên một bộ nguồn.
Gợi ý: Có nên cài windows 10 cho máy chủ Dell EMC T40 hay không?
Thông tin về cáp chuyển đổi SATA
Người dùng có thể mua nhiều các adapter khác nhau nếu như cần chuyển đổi các loại cáp cũ sang loại cáp chuyển đổi SATA hoặc chuyển đổi cáp SATA sang một số các loại kết nối nào đó khác.
Giả sử như, nếu người dùng muốn sử dụng được ổ cứng có chuẩn giao tiếp là SATA thông qua các kết nối của USB, như là dùng để xóa ổ, duyệt qua những dữ liệu hay là sao lưu các file dữ liệu khác nhau, thì người dùng đều có thể mua một bộ chuyển đổi từ SATA sang qua USB.
Ngoài ra còn có bộ chuyển đổi khác là Molex mà bạn có thể cân nhắc sử dụng nếu như nguồn điện của bạn không cung cấp được cho kết nối cáp 15 chân, cần có để cấp nguồn cho các ổ cứng SATA bên trong. Đối với những loại cable adapter đó thì chúng có giá khá rẻ.
Một số ưu nhược điểm của SATA
Đối với chuẩn giao tiếp SATA đang được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay, hãy điểm qua một số ưu nhược điểm của chuẩn giao tiếp SATA này:
Ưu điểm
- Giá rẻ hơn: đối với một ổ cứng SATA thì giá cả luôn rẻ hơn đối với các loại ổ cứng khác, phù hợp với túi tiền của mỗi người. Đây cũng là một ưu điểm lớn nhất của SATA.
- Sử dụng ít năng lượng hơn: khi một ổ cứng hoạt động thường tiêu tốn rất nhiều năng lượng, nhưng đối với với ổ cứng SATA khi có tốc độ truyền nhanh thì chúng cũng không tiêu tốn nhiều năng lượng so với các loại khác tương đương.
- Hoạt động được với nhiều phần cứng: SATA nó không phải là một ổ cứng mà nó là một giao diện mà những ổ cứng thường sử dụng để giao tiếp được với máy tính, vì để phù hợp với điều này các nhà sản xuất đã thiết kế các ổ cứng sao cho tương thích với cổng SATA.
Nhược điểm
- Tốc độ và hiệu suất: Trên ổ SATA có một bất lợi rất lớn về mặt tốc độ khi được đem ra so sánh với SAS. Đối với ổ SATA thuộc thế hệ thứ ba và ổ SAS thế hệ thứ hai đều có một điểm giống nhau là đều có số băng thông tối đa là 6Gbps. Cả hai tiêu chuẩn này đều có thể gửi được tối đa 6Gb dữ liệu trong một lần đến với bo mạch chủ trên hệ thống trong mỗi giây, nó có tốc độ nhanh hơn đối với một băng thông tối đa của các ổ cứng thông thường khác; trên một ổ cứng cao cấp và một ổ SSD có thể làm việc thúc đẩy các kết nối đó.
- Ngoài ra đối với chuẩn kết nối SAS thuộc thế hệ thứ ba, chúng có lượng băng thông tối đa là 12Gbps, cung cấp một tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh gấp đôi so với một ổ SATA. Không chỉ thế, ở mỗi ổ cứng SATA chúng sẽ được giới hạn ở tốc độ là 10.000RPM trong khi ở trên mỗi ổ SAS có thể đạt tốc độ tối đa lên đến là 15.000RPM, điều này chứng tỏ ổ SAS có tốc độ nhanh hơn nhiều so với ổ SATA.
- Kết nối hàng loạt: trên một ổ SATA chúng hay có bất lợi hơn so với trên ổ SAS khi xét chúng ta về tổng số các thiết bị mà người dùng có thể kết nối với một hệ thống hệ thống. tất cả các thiết bị có thể kết nối với ổ SATA và ổ SAS thì bao gồm có ổ cứng và ổ quang. Nhưng trên một máy tính có hỗ trợ SATA thì chúng có thể có tối đa khoảng một chục thiết bị có thể kết nối trong thực tế.
- Dây cáp: trong một SATA cần có các cổng riêng của riêng chúng, vì thế điều này gây ra bất lợi chính là việc sắp xếp lộn xộn, không có tổ chức.
- Sử dụng trong máy chủ và máy trạm: trên một ổ SATA chúng có bất lợi so với trên ổ SAS là một khi được sử dụng trong các hệ thống máy chủ hay là máy trạm. Thông thường trên các máy chủ thường có hàng tá những ổ cứng và việc hỗ trợ SATA cho nhiều những ổ cứng yêu cầu thì cần lập được một kế hoạch mở rộng khá đáng kể, nếu như có thể thực hiện.
- Trên hệ thống các máy chủ này cũng có thể tận dụng được các lợi thế của việc tăng tốc độ vì một khi chúng xử lý những yêu cầu được truyền tới từ nhiều máy tính trong cùng một lúc. Các máy trạm cao cấp cũng có thể gặp được nhiều những bất lợi không đáng có như thế. Nhưng, SATA cũng là một giải pháp đầy đủ dành cho tất cả các thiết bị tiêu dùng và chúng sẽ không gặp được bất lợi đáng chú ý trong một số những tình huống điển hình.
Đọc tới đây thì chắc hẳn có lẽ bạn đọc đã hiểu được phần nào về SATA, những giải pháp mà nó mang lại cũng như những bất lợi trong khi sử dụng, để người dùng có thể cân nhắc nhằm lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
Có thể bạn quan tâm: Review “chiến binh” Dell EMC PowerEdge R650