Kiến Thức
So sánh Standard Switch và Distributed Switch chi tiết
Thuật ngữ Standard Switch và Distributed Switch rất quan trọng, khi sử dụng một hệ thống máy ảo, bạn cần phải hiểu rõ được chúng là gì để có thể lựa chọn phù hợp. Ở bài viết lần này, Máy Chủ Việt sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin về chúng, cũng như xem qua sự khác biệt giữa VSS và VDS ngay sau đây.
Mục Lục
Standard Switch là gì?
Standard Switch, còn gọi là vSwitch hay Virtual Switch, là một thành phần quan trọng trong các môi trường ảo hóa, đặc biệt là trong các hệ thống sử dụng VMware vSphere. Nó hoạt động như một switch mạng ảo, kết nối các máy ảo (VM) với nhau cũng như với các mạng vật lý bên ngoài.
Ưu điểm
- Dễ thiết lập và quản lý, phù hợp cho các hệ thống nhỏ.
- Mỗi host ESXi tự quản lý vSwitch của mình, không cần phụ thuộc vào hệ thống quản lý trung tâm.
- Không yêu cầu vCenter Server để quản lý, tiết kiệm chi phí triển khai và bảo trì.
Nhược điểm
- Cấu hình mạng phải được thực hiện riêng lẻ trên từng host, tốn nhiều công sức nếu có nhiều host.
- Khó duy trì sự nhất quán về cấu hình mạng giữa các host.
- Không có các tính năng nâng cao như VDS.
Distributed Switch là gì?
Distributed Switch, còn gọi là vSphere Distributed Switch (VDS), là một thành phần quan trọng trong môi trường ảo hóa VMware vSphere, được thiết kế để cung cấp một cách quản lý mạng tập trung và hiệu quả hơn so với Standard Switch (vSwitch).
Ưu điểm
- Đơn giản hóa việc quản lý cấu hình mạng trên nhiều host từ một giao diện duy nhất.
- Tính năng nâng cao bao gồm Network I/O Control, Port Mirroring, Private VLANs và nhiều tính năng khác.
- Khả năng mở rộng tốt, phù hợp cho các hệ thống lớn với hàng trăm hoặc hàng ngàn host.
- Tính nhất quán cao, đảm bảo cấu hình mạng đồng nhất trên tất cả các host, hỗ trợ vMotion hiệu quả hơn.
Nhược điểm
- Yêu cầu vCenter Server, có thể tốn kém hơn so với việc sử dụng vSwitch.
- Cấu hình và quản lý có thể phức tạp hơn, yêu cầu kiến thức và kỹ năng quản trị mạng cao hơn.
>>> Gợi ý máy chủ DL360 Gen11 mới nhất đầy chất lượng
Một số điểm quan trọng về Standard Swich
VSS là một công cụ hữu ích trong việc thiết lập và quản lý mạng ảo hóa, cung cấp các tính năng cần thiết để đảm bảo hiệu suất và bảo mật cho các hệ thống ảo hóa:
- Kết nối các máy ảo: Standard Switch cho phép các máy ảo trên cùng một host ESXi giao tiếp với nhau như thể chúng được kết nối với một switch vật lý.
- Kết nối với mạng vật lý: Thông qua các NIC (Network Interface Card) vật lý của host ESXi, cho phép các máy ảo giao tiếp với các thiết bị và mạng bên ngoài.
- Quản lý lưu lượng mạng: Standard Switch có thể quản lý và định tuyến lưu lượng mạng giữa các máy ảo và giữa các máy ảo với mạng vật lý. Nó hỗ trợ các tính năng như VLAN (Virtual Local Area Network) để phân đoạn và bảo mật lưu lượng mạng.
- Cấu hình dễ dàng: Trên từng host ESXi riêng lẻ, giúp việc quản lý và thiết lập mạng ảo trở nên đơn giản và dễ dàng hơn cho các môi trường nhỏ hoặc có cấu trúc đơn giản.
- Tính năng bảo mật: Kiểm tra giả mạo MAC, chống dò địa chỉ MAC, và bảo vệ chống lại việc giả mạo địa chỉ IP.
- Khả năng mở rộng: Mặc dù Standard Switch phù hợp cho các môi trường nhỏ và trung bình, nhưng khi cần quản lý mạng phức tạp hơn hoặc mở rộng quy mô lớn, VMware khuyến khích sử dụng Distributed Switch (vDS – vSphere Distributed Switch) để có khả năng quản lý tập trung và tính năng cao cấp hơn.
Một số điểm quan trọng về Distributed Switch
VDS là giải pháp mạnh mẽ và linh hoạt cho quản lý mạng trong môi trường VMware vSphere, đặc biệt là trong các doanh nghiệp có môi trường ảo hóa lớn và phức tạp:
- Quản lý tập trung: Distributed Switch được quản lý từ vCenter Server, cho phép bạn cấu hình và quản lý mạng cho tất cả các host ESXi trong một môi trường vSphere từ một điểm duy nhất. Điều này giúp giảm thiểu công việc quản lý mạng và nguy cơ lỗi cấu hình.
- Cấu hình nhất quán: Trên tất cả các host ESXi trong môi trường vSphere. Điều này rất quan trọng khi bạn có một số lượng lớn các host và máy ảo.
- Di chuyển máy ảo dễ dàng: Vì các cấu hình mạng được giữ nguyên, giúp đảm bảo rằng máy ảo luôn duy trì kết nối mạng liên tục và không bị gián đoạn.
- Tính năng nâng cao: Distributed Switch cung cấp các tính năng mạng nâng cao như NetFlow, port mirroring, và quản lý chất lượng dịch vụ (QoS). Những tính năng này không có sẵn hoặc hạn chế trên Standard Switch.
- Giám sát và báo cáo: Giúp bạn theo dõi lưu lượng mạng, phát hiện các sự cố và tối ưu hóa hiệu suất mạng.
- Khả năng mở rộng và hiệu suất: Distributed Switch được thiết kế để hỗ trợ các môi trường lớn và phức tạp, cung cấp khả năng mở rộng cao và hiệu suất mạng tối ưu.
- Tính bảo mật: Được nâng cao như Private VLAN (PVLAN) và bảo vệ giả mạo (spoofguard), giúp bảo vệ hệ thống mạng ảo khỏi các mối đe dọa bảo mật.
>>> Nằm trong top Server tiến tiến nhất, không thể thiếu Dell R760
Sự khác biệt giữa Standard Switch và Distributed Switch
Tiêu chí | Standard Switch | Distributed Switch |
Quản lý | Từng host ESXi | vCenter Server |
Đồng bộ hóa cấu hình | Thủ công từng host | Tự động đồng bộ trên tất cả host |
Tính năng | Cơ bản, đủ cho nhu cầu cơ bản | Nâng cao, phù hợp cho môi trường lớn |
Khả năng mở rộng | Hạn chế, phù hợp cho môi trường nhỏ | Tốt, phù hợp cho môi trường phức tạp |
Chính sách mạng | Cấu hình riêng lẻ trên từng host | Quản lý tập trung, áp dụng đồng bộ |
Khả năng di chuyển | Hạn chế do không dồng bộ | Tốt nhờ cấu hình mạng nhất quán |
Phân tích và giám sát | Hạn chế | Công cụ mạnh mẽ và chi tiết hơn |
Kết luận
Trên đây là thông tin liên quan đến Standard Switch và Distributed Switch, có thể thấy cả 2 giải pháp đều có những điểm khác biệt của chúng, hy vọng qua bài viết này bạn có thể có được sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho doanh nghiệp của mình. Đặc biệt, đừng quên theo dõi các bài viết trên trang web, với chuyên mục tin tức đầy thú vị và hấp dẫn nhất về công nghệ, giúp bạn cập nhật nhanh chóng và nóng hổi nhất nhé!
Xem thêm: Giải pháp Firewall Palo Alto với bảo mật nâng cao