0867.111.333

Icon Icon Icon
Cách chọn Workstation chuyên thiết kế đồ họa?

Kiến Thức

Cách chọn Workstation chuyên thiết kế đồ họa?

927 19/03/2022

Nhắc đến thiết kế đồ họa, chắc ai cùng biết Workstation chuyên thiết kế đồ họa, sở hữu cấu hình cực kỳ mạnh mẽ. Hãy cùng Máy Chủ Việt tìm hiểu về Workstation cho thiết kế đồ họa nhé!

Workstation chuyên thiết kế đồ họa

Cách chọn Workstation chuyên thiết kế đồ họa?

Ngày nay, nhu cầu sử dụng Workstation cho thiết kế đồ họa ngày càng tăng cao nên hàng loạt Workstation phục vụ cho thiết kế đồ họa ra đời. Đối với dân thiết kế đồ họa thì việc chọn một Workstation là một điều vô cùng quan trọng. Hơn nữa, cấu hình máy cùng như màn hình LCD là điều mà các anh em thiết kế đồ họa cực kỳ quan tâm.

Với nhu cầu dựng hình 3D không quá nặng như nội thất hiện đại, các model đơn giản và cần tập trung tối đa cho tốc độ Render thì các Workstation có cấu hình chạy đến 2 CPU Xeon E5 hay AMD Threadripper là những lựa chọn tốt nhất. Với số luồng xử lý lên đến 48 – 56 – 64 – 72 – 88,… luồng cho tốc độ Render vượt bậc so với các cấu hình Core i7, Core i9 hay AMD Ryzen 7, Ryzen 9.

>> Truy cập ngay Workstation Là Gì? Tổng Hợp Kiến Thức Cơ Bản Về Workstation

Có cần thiết phải dùng Card đồ họa mạnh cho Workstation không?

Cách chọn Workstation chuyên thiết kế đồ họa?

Đa phần các phần mềm đồ họa như Photoshop, AI và Premiere,… thường sử dụng CPU để xử lý các tác vụ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các phần mềm này vẫn sử dụng cả GPU để phục vụ các chức năng chỉnh sửa hình ảnh. Chưa kể khi làm các công việc nặng, GPU đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là dành cho ai làm về 3D Modeling và Rendering cho Cinema4D, Blender,… yêu cầu VRAM cũng như khả năng xử lý hình ảnh của GPU.

Nếu bạn làm về 2D chỉnh sửa hình ảnh, poster thì không cần quá nhiều về thông số cấu hình. Trong khi đó, nếu bạn làm các công việc chỉnh sửa video, VFX hay dựng vẽ mô phỏng lực, 3D Max, Auto Cad, Modeling và Simulator,… sẽ yêu cầu CPU tốt hơn cũng mức giá sẽ cao hơn. Tuy nhiên để giảm bớt chi phí cho máy trạm, bạn có thể sử dụng CPU cũ thanh lý giá rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng.

>> Bật mí ngay Workstation Render là gì?

Cách lựa chọn Workstation chuyên thiết kế đồ họa

Cách chọn Workstation chuyên thiết kế đồ họa?

Đối với những người chuyên thiết kế đồ họa hay các công ty đồ hoạ thì những sự cố về máy tính có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến deadline và dẫn đến bị mất hợp đồng đã ký kết, thậm chí còn gây thiệt hại về mặt kinh tế và uy tín. Những vấn đề phát sinh đó không nằm ở cách bạn làm việc mà nằm ở chính công cụ giúp chúng ta làm việc, cụ thể là chiếc desktop cấu hình mạnh nhưng hoạt động không ổn định như dòng máy trạm chuyên dụng.

Thật vậy, một chiếc desktop dù có cấu hình mạnh đến cỡ nào đi nữa thì cũng không thể hỗ trợ đủ các công nghệ chuyên dụng như Workstation cơ bản. Khi lựa chọn dòng máy trạm thì tâm lý của nhiều người dùng thường đầu tư máy có cấu hình mạnh bởi vì họ nghĩ Workstation chính hãng có mức giá đắt hơn thì sẽ chạy tốt hơn. Tuy nhiên, sự thật lại không phải như vậy bởi vì một Workstation có cấu hình khủng dành cho dần thiết kế đồ họa cần đảm bảo những tiêu chí sau:

>> Có thể bạn quan tâm: các máy trạm workstation cũ giá rẻ uy tín, chế độ bảo hành tốt

Bộ nhớ RAM

Bộ nhớ RAM phù hợp cho từng đối tượng sử dụng có dung lượng 16GB cho đến 32GB. Nếu bạn thường xuyên phải sử dụng Photoshop hoặc phần mềm After Effects thì bạn nên lựa chọn sử dụng 32GB trở lên. Bộ nhớ RAM càng cao thì băng thông càng tốt nên Workstation có thể hỗ trợ tối đa cho bo mạch chủ của máy. Bạn cần chú ý không nên lựa chọn thông số Bus vượt quá khả năng hỗ trợ của bo mạch chủ nhé!

Với máy tính để bàn thì thông số Bus sẽ là 2400MHz, 2666MHz, 3000MHz hay 3200MHz. Với những chiếc Workstation dùng thiết kế đồ họa thì Bus RAM cũng khoảng từ 2400Mhz trở lên.

CPU và bo mạch chủ

Bạn nên lựa chọn những dòng CPU sở hữu cấu hình ổn định và mạnh mẽ, xung nhịp càng cao càng tốt và không cần đa luồng. Bạn nên lựa chọn sử dụng bộ vi xử lý Intel i5-8400 Coffee Lake hay i7-8700k, còn nếu bạn có điều kiện tài chính thì bạn nên sử dụng Xeon mang lại hiệu năng tốt nhất nhằm phục vụ công việc thiết kế đồ họa. Bởi vì bo mạch chủ có khả năng nâng cấp thanh RAM, card đồ họa VGA một cách tốt nhất.

Ổ đĩa HDD và SSD

Nếu không gian lưu trữ dữ liệu không đủ lớn thì bạn nên chọn ổ đĩa HDD có dung lượng từ 1TB trở lên và 1 ổ đĩa SSD có dung lượng từ 256GB trở lên với mục đích gia tăng thời gian khởi động máy trạm cũng như các phần mềm của thiết kế đồ họa; sao cho việc mở các tập tin, truy xuất dữ liệu và giảm độ trễ để máy hoạt động nhanh hơn. Vì vậy, giá thành của nó có thể cao hơn so với những dòng HDD có cùng dung lượng.

Card đồ họa

Bạn nên lựa chọn card đồ họa NVIDIA để được hỗ trợ tốt nhất từ các nhà sản xuất cung cấp phần mềm thiết kế đồ hoạ. Nếu bạn đang cần tìm một dòng máy tính để cài đặt và sử dụng các phần mềm như: Vray, 3dmax, Sketchup và Lumion cho nhu cầu đồ họa 3D, làm phim hay Render thì bạn càng cần phải chú trọng đến những tác vụ có độ phức tạp đòi hỏi nguồn tài nguyên lớn nhằm xử lý thông tin nhanh chóng hơn.

Ngoài ra, chất lượng của máy trạm cũng sẽ cao hơn so với những cấu hình máy tính Render hay máy tính đồ họa 3D chỉ sử dụng CPU để Render. Hiện nay, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các loại card màn hình GTX 1050 Ti 4GB nếu bạn là dân thiết kế đồ họa chuyên nghiệp hay với mức giá trung bình bạn có thể chọn NVIDIA GT 1030, RX 460 và RX 560.

Màn hình máy tính

Bạn cần chọn lựa các màn hình có kích thước vừa đủ nhằm phục vụ cho công việc thiết kế của mình với độ phân giải Full HD trở lên để màu sắc và hình ảnh có thể sắc nét hơn.

>> Tiết lộ Tất tần tật về Workstation Audio

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon
Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0867.111.333