0867.111.333

Icon Icon Icon
chassis server là gì banner 700x450

Kiến Thức

Chassis Là Gì? Có Những Loại Chassis Server Nào?

2558 25/10/2018

Chassis là gì? Thuật ngữ này có chức năng gì đối với server? Tại sao trong thông số kỹ thuật của máy chủ lại xuất hiện chassis server? Hãy cùng nhau đọc bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc nhé!

Chassis Server là gì?

Chassis là một cấu trúc được làm nên từ kim loại và được gọi là thùng máy, cũng là một linh kiện máy chủ, bộ phận này có chức năng như một tấm khung bảo vệ cho những thiết bị linh kiện phần cứng nằm ở bên trong của máy chủ.

các dạng chassis server

Thiết bị này khi ở trên máy tính PC thông thường thì được gọi là case, nhưng đối với máy chủ (server) người ta gọi nó là chassis server, case server hay case máy chủ. Đây là sản phẩm chuyên dụng cho máy chủ (server).

>>> Xem thêm: Các sản phẩm chassis server chuyên dụng, giá cực tốt

Chassis Server có những loại nào?

Để linh kiện chassis này thiết kế phù hợp cho các dạng máy chủ thì hiện nay nó cũng được chia thành 3 dạng chính phổ biến nhất: rack server, blade server, tower server.

  • Rack server hay còn gọi là rackmount server, server rack thì đều là dạng chassis nằm ngang có nhiệm vụ bảo vệ và cố định các thiết bị linh kiện bên trong một máy chủ. Loại này thường được lắp đặt vào một tủ rack, có nhiều giá đỡ bên trong cũng như nhiều kích thước tiêu chuẩn khác nhau, có thể gắn vào và lấy ra một cách dễ dàng như một chiếc hộc bàn.

>>> Xem thêm: Rack server là gì?

Rack Mount Server

>>> Các dòng server có thiết kế dạng Rackmount bán chạy tại Máy Chủ Việt:

  • Blade server đây là một dạng chassis module, từng module đều có một kích thước gọn nhẹ và được lắp ráp một cách dễ dàng, loại chassis này được thiết kế chủ yếu phục vụ cho việc triển khai các hệ thống máy chủ có quy mô dày đặc. Đây cũng là loại chassis loại mới, thay thế cho những thiết kế truyền thống như dạng rack hay tower.

>>> Xem thêm: Blade server là gì?

hpe blade server img maychuviet

  • Tower server đây là dạng chassis dạng đứng truyền thống nhất hay còn gọi là dạng hình tháp, hình dạng của loại sản phẩm này giống tương tự như những case của máy tính PC thông thường.

>>> Xem thêm: Tower server là gì?

hpe tower server

Kích thước thiết kế của Chassis server

Những chassis server thường có những thông số kích thước riêng, không giống như thông thường kích thước thường hay đo như cao bao nhiêu? Dài bao nhiêu? Độ rộng như thế nào? Đều được đo bằng cùng một đơn vị đo nhưng với chassis thì khác.

  • Rack server: Kích thước của chassis server thường được đo bằng một đơn vị là U như 1U, 2U, 3U, 4U, … đơn vị đo này được quy ước là dùng để đo chiều cao của Rack server, đối với từng phân loại sản phẩm khác nhau sẽ có những kích thước khác nhau. Các Chassis này thường được đặt trong tủ rack.

Những tủ rack server có kích thước 1U thì sẽ giúp người dùng tiết kiệm hạn chế và tối ưu không gian lắp đặt máy, nhưng về hiệu năng hay khả năng mở rộng và tính tương thích sẽ hạn chế hơn.

Các chassis server thường được đặt trong tủ rack, và tủ rack này thì có nhiều kích thước khác nhau từ 6U-15U đến 36U hay 42U, … đều này tùy theo nhu cầu sử dụng của từng đối tượng mà lắp đặt.

Ngoài ra những dạng rack 4U thì sẽ cho người dùng hiệu năng cao hơn, tính tương thích hay khả năng mở rộng cũng lớn hơn nhiều so với 1U, vì những dòng này có thể hỗ trợ lên đến 4 bộ vi xử lý CPU trên cùng một máy chủ. Tuy nhiên hạn chế của nó là chiếm đoạt nhiều không gian lắp đặt.

  • Tower server: đây là sản phẩm được thiết kế nhằm vào các nhóm hàng doanh nghiệp, những tổ chức hay văn phòng hoặc phục vụ cho những cá nhân có nhu cầu sử dụng số lượng ít các máy chủ, dùng để đặt tại văn phòng.

Đây là sản phẩm được thiết kế để tạo cảm giác quen thuộc cho người dùng khi sử dụng máy chủ và có nhu cầu xây dựng lại máy server chạy độc lập.

Điều đáng khen cho sản phẩm này là trong quá trình hoạt động gây ra những tiếng ồn ít hơn nhiều so với những dòng rack hay blade vì thế đây là một ưu điểm cho việc lắp đặt server tại những văn phòng làm việc.

>> Tham khảo ngay các dòng máy chủ dell 14G Tower:

  • Dell EMC T40
  • Dell EMC T140
  • Dell EMC T340
  • Dell EMC T440
  • Dell EMC T640
  • Blade server: đây là một sản phẩm có kích thước nhỏ, được gắn vào chassis server rack. Trong mỗi blade server là một hệ thống máy chủ riêng biệt, có bo mạch chủ riêng, CPU, RAM, ổ cứng riêng biệt, … ngoài ra còn có một hệ điều hành chạy độc lập.

Những người quản trị có thể sử dụng phần mềm để kết nối các blade server thành một cụm máy chủ. Các blade server có thể được kết nối để phục vụ cho việc cung cấp một môi trường mạng với tốc độ cao trong khi chia sẻ tài nguyên và phụ trợ cho cùng một cơ sở người dùng.

Mỗi một blade server đều được trang bị để có thể hot-swap, vì vậy người dùng dễ dàng thay thế các blade server khi hệ thống đang hoạt động và giúp cho việc bảo trì được rút ngắn.

lợi ích của máy chủ rack img maychuviet

Các thông số kỹ thuật của chassis server

Trong một chassis server có một số những thông số kỹ thuật phổ biến thường thấy mà người dùng phải để ý như:

  • Form factor: dây là thông số dùng để chỉ dẫn hay mô tả về kích thước và hình dạng của những thiết bị máy tính theo tiêu chuẩn công nghiệp (như Tower, 1U, 2U, …)
  • Power Supply: đây là thông số của nguồn điện cần thiết cho hoạt động của một chassis server được diễn ra bình thường và ổn định.
  • Drive Bays: đây là số lượng khe cắm ổ đĩa, ổ cứng.

Khe 2.5 inch: là khe tiêu chuẩn dành cho các linh kiện máy chủ có kích thước 2.5 inch.

Khe 3.5 inch: là khe tiêu chuẩn dành cho các linh kiện máy chủ có kích thước 3.5 inch.

  • Dimensions: thông số này dùng để mô tả đầy đủ những thông tin về kích thước của chassis theo dạng W(width) – H(height) – D(depth).

Đến đây bạn đã biết được một số thông tin cơ bản về chassis server, qua bài viết trên giúp bạn phân biệt được giữa rack server, tower server và blade server và đừng nhầm lẫn nữa nhé.

Nguồn: Medium

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon
Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0867.111.333