0867.111.333

Icon Icon Icon
Nguyên nhân và cách sửa lỗi 503 Service Unavailable

Kiến Thức

Nguyên nhân và cách sửa lỗi 503 Service Unavailable

1340 21/03/2022

Lỗi 503 Service Unavailable chính là lỗi server mà người dùng hay gặp phải. Vậy lỗi 503 Service Unavailable là gì? Nguyên nhân và các khắc phục ra sao? Hãy cùng Máy Chủ Việt tìm hiểu nhé!

Lỗi 503 Service Unavailable là gì?

Nguyên nhân và cách sửa lỗi 503 Service Unavailable

Lỗi 503 Service Unavailable là mã trạng thái HTTP (hoặc HTTP status code), có nghĩa là server (máy chủ) của trang web tạm thời ngừng hoạt động. Lỗi này xảy ra bởi server quá “bận” hay trang web đang trong quá trình bảo trì.

Thông báo lỗi 503 có thể tùy chỉnh theo website hay phần mềm máy chủ tạo ra nó nên người dùng sẽ thấy các thông báo lỗi 503 khác nhau. Và dưới đây là một số thông báo lỗi “service unvailable” phổ biến:

  • 503 Service Unavailable
  • 03 Service Temporarily Unavailable
  • Http/1.1 Service Unavailable
  • HTTP Server Error 503
  • Service Unavailable – DNS Failure
  • 503 Error
  • HTTP 503
  • HTTP Error 503
  • Error 503 Service Unavailable

Lỗi 503 Service Unavailable có thể xảy ra với bất kỳ trình duyệt website nào trong bất kỳ hệ điều hành nào gồm Windows 10 trở về Windows XP, macOS và Linux, v.v… ngay cả điện thoại thông minh hay các máy tính không truyền thống khác. Lỗi 503 Service Unavailable hiển thị bên trong cửa sổ trình duyệt.

Lưu ý: Trang web sử dụng Microsoft IIS có thể cung cấp thông tin cụ thể hơn về nguyên nhân có thể gây ra lỗi 503 Service Unavailable bằng thêm một con số phía sau mã 503, ví dụ như HTTP Error 503.2 – Service Unavailable, con số này có nghĩa là giới hạn yêu cầu xử lý đồng thời vượt mức.

>> Điểm danh 14 lỗi máy chủ thường gặp phải

Cách sửa lỗi 503 Service Unavailable

Nguyên nhân và cách sửa lỗi 503 Service Unavailable

Lỗi 503 Service Unavailable là lỗi phía server, có nghĩa là vấn đề thường xảy ra với máy chủ của trang web. Máy tính của bạn có thể gặp một vài vấn đề gây ra lỗi 503. Dưới đây là một số cách khắc phục lỗi 503 Service Unavailable.

1. Thử lại các URL từ thanh địa chỉ một lần nữa bằng cách nhấn nút tải lại/làm mới hay nhấn F5/Ctrl + R.

Mặc dù lỗi 503 Service Unavailable xảy ra khi có vấn đề ở máy tính khác nhưng vấn đề này chỉ là tạm thời nên việc tải lại trang web có thể khắc phục được lỗi này.

Lưu ý: Nếu thông báo lỗi 503 Service Unavailable xuất hiện khi đang thực hiện thanh toán khi mua hàng trực tuyến, bạn không nên thanh toán nhiều lần bởi vì có thể bạn sẽ bị tính phí nhiều lần. Hầu hết các hệ thống thanh toán, một số công ty thẻ tín dụng có hệ thống bảo vệ trong những trường hợp như thế này, hãy liên hệ với họ để biết thông tin chi tiết và tránh bị trừ tiền oan.

2. Xem những người khác có gặp vấn đề tương tự không

Điều tiếp theo bạn có thể làm chính là sử dụng một dịch vụ như Is It Down Right Now? hay Down For Everyone Or Just Me để xem liệu những người khác có gặp phải lỗi tương tự hay không.

Chỉ cần truy cập một trong các website đó và nhập URL cho trang bạn đang cố gắng truy cập. Dịch vụ sẽ ping URL bạn đã nhập để xem nó có nhận được phản hồi hay không. Và sau đó, nó sẽ hiển thị cho bạn một số thống kê cũng như đồ thị thú vị về trang:

Nếu bạn cuộn xuống một chút thì bạn sẽ thấy một số nhận xét từ những người khác. Thường thì mọi người sẽ cung cấp vị trí chung của họ và các dữ liệu khác nên đây có thể là một cách tốt để xác định xem lỗi có phải chỉ ảnh hưởng tới một số khu vực hay thiết bị cụ thể không.

3. Khởi động lại router và modem, sau đó khởi động lại máy tính hay thiết bị. Thực hiện biện pháp khắc phục lỗi 503 này nếu nhìn thấy thông báo lỗi “Service Unavailable – DNS Failure”.

Mặc dù lỗi 503 thường do lỗi của website đang truy cập nhưng có thể xảy ra sự cố với cấu hình máy chủ DNS trên router hay máy tính và lỗi này có thể dễ dàng khắc phục với thao tác khởi động lại thiết bị đơn giản.

Mẹo: Nếu thiết lập lại thiết bị không sửa được lỗi 503 DNS Failure này thì có thể do sự cố tạm thời với các máy chủ DNS. Trong trường hợp này, bạn hãy chọn một server DNS mới và thay đổi chúng trên máy tính hay router.

4. Một lựa chọn khác chính là liên hệ trực tiếp đến trang web để được giúp đỡ, thông báo cho admin của trang web để họ nhanh chóng kiểm tra vấn đề. Hầu hết các trang web đều có tài khoản mạng xã hội hỗ trợ, một số trang thậm chí còn cung cấp số điện thoại và địa chỉ email.

Mẹo: Nếu trang web có lỗi 503 là một trong những trang phổ biến và bạn có thể thực hiện tìm trên Twitter với cú pháp #websitedown, thay thế website bằng tên website như #facebookdown hay #youtubedown, bạn sẽ thấy nhiều thảo luận về trang website đó trên Twitter.

5. Quay lại sử dụng websiet đó vào thời gian khác. Vì lỗi 503 Service Unavailable chính là lỗi phổ biến trên các trang web khi một lượng lớn lưu lượng lớn người dùng truy cập (trong đó có bạn) đang “lấn át” các máy chủ, chỉ cần chờ đợi qua thời gian đó thì bạn sẽ truy cập trang web bình thường. Thực tế, đây là cách sửa lỗi 503 phổ biến nhất. Khi có nhiều khách truy cập rời khỏi trang web, máy chủ sẽ được “thông thoáng”, bạn sẽ truy cập được vào trang web.

>> Xem ngay Danh sách các mã lỗi máy chủ cần biết

Cách sửa lỗi 503 trên trang web của bạn

Nguyên nhân và cách sửa lỗi 503 Service Unavailable

Có rất nhiều lý do khiến dịch vụ không khả dụng nên việc sửa lỗi 503 không hề đơn giản. Thử khởi động lại các tiến trình đang chạy xem có khắc phục được vấn đề hay không. Ngoài ra, hãy xem xét những thứ như giới hạn kết nối, điều tiết băng thông, tài nguyên hệ thống tổng thể và kỹ thuật an toàn với lỗi (fail-safe) được kích hoạt, v.v… Tuy nhiên, việc thường xuyên xảy ra lỗi 503 Service Unavailable có nghĩa là web nhận được nhiều lượng lưu lượng truy cập. Đó là tin tốt phải không?

Nếu bạn là chủ sở hữu hay nhà phát triển của trang web đang gặp lỗi 503, bạn có thể thực hiện thử một vài bước sau để chẩn đoán và giải quyết vấn đề này.

1. Khởi động lại server

Quá trình phát triển rất khó khăn và ngay cả một trang tĩnh đơn giản cũng có thể có nhiều phần chuyển động đến mức có thể khó xác định nguyên nhân gây ra lỗi 503.

Đôi khi, điều tốt nhất mà bạn cần làm là khởi động lại server và xem liệu điều đó có khắc phục được sự cố hay không. Phương pháp chính xác giúp khởi động lại server sẽ khác nhau tùy vào máy chủ, nhưng thông thường bạn có thể truy cập nó từ bảng điều khiển của nhà cung cấp hay truy cập SSH vào server và chạy lệnh khởi động lại.

Máy chủ sẽ khởi động lại sau vài phút. Và nếu bạn đã cấu hình mọi thứ chạy tự động khi khởi động, bạn có thể truy cập website của mình và xem nó có hoạt động hay không.

2. Kiểm tra nhật ký server

Điều tiếp theo bạn cần làm là kiểm tra các bản ghi. Vị trí của nhật ký server có thể khác nhau tùy thuộc dịch vụ bạn đang chạy, nhưng chúng thường được tìm thấy trong /var/log/…

Hãy xem qua thư mục đó và xem thử bạn có thể tìm thấy gì không. Nếu không, hãy kiểm tra hướng dẫn sử dụng cho các chương trình của bạn bằng cách chạy man program_name.

3. Kiểm tra xem có bảo trì tự động liên tục không

Một số nhà cung cấp dịch vụ cung cấp các bản cập nhật và bảo trì gói tự động. Thông thường, đây là một điều tốt – chúng thường xảy ra trong thời gian ngừng hoạt động, giúp đảm bảo mọi thứ đều được cập nhật.

Đôi khi lỗi 503 chính là do các phiên bảo trì theo lịch trình này.

Chẳng hạn, một số nhà cung cấp dịch vụ chuyên về WordPress hosting tự động cập nhật WP bất cứ khi nào có bản phát hành mới. WordPress sẽ tự động trả về lỗi 503 Service Unavailable bất cứ khi nào nó được cập nhật.

Kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ, xem lỗi 503 có phải do bảo trì theo lịch trình gây ra hay không.

4. Kiểm tra cài đặt tường lửa của server

Đôi khi lỗi 503 Service Unavailable chính là do tường lửa bị cấu hình sai, nơi các kết nối có thể đi qua nhưng không thể quay lại client.

Tường lửa của bạn cũng có thể cần cài đặt đặc biệt cho CDN, trong đó có nhiều kết nối từ một số ít địa chỉ IP có thể bị hiểu sai thành cuộc tấn công DDoS.

Phương pháp chính xác để điều chỉnh cài đặt tường lửa trong trường hợp của bạn phù thuộc vào nhiều yếu tố. Hãy xem đường dẫn của bạn và bảng điều khiển của nhà cung cấp dịch vụ, xem bạn có thể cấu hình tường lửa ở đâu.

5. Kiểm tra code

Đôi khi, lỗi luôn xảy ra dù bạn có cẩn thận đến đâu và một thứ gì đó có thể bị bỏ qua và gây ra lỗi 503.

Nếu bạn đã thử mọi cách khác và website của bạn vẫn hiển thị lỗi 503 Service Unavailable, nguyên nhân của lỗi có thể nằm ở đâu đó trong code.

Kiểm tra bất kỳ code phía server nào và hãy đặc biệt chú ý đến bất kỳ điều gì liên quan đến cụm từ thông dụng – một lỗi regex nhỏ cũng có thể là nguyên nhân gây ra mức sử dụng bộ xử lý CPU tăng đột biến hoặc trang web ngừng hoạt động trong vài ngày.

Hy vọng bạn sẽ có thể tìm ra thủ phạm, triển khai bản sửa lỗi. Và sau đó, mọi thứ sẽ trở lại bình thường.

>> Bật mí Lỗi 400 Bad File Request và cách khắc phục

Các trường hợp gặp lỗi 503 khác

Nguyên nhân và cách sửa lỗi 503 Service Unavailable

Trong các ứng dụng Windows truy cập trực tiếp vào mạng Internet, lỗi 503 thường đi kèm với lỗi HTTP_STATUS_SERVICE_UNAVAIL với thông báo The service is temporarily overloaded (nghĩa là Dịch vụ tạm thời bị quá tải).

Windows Update cũng có thể báo lỗi HTTP 503 nhưng nó sẽ hiển thị dưới dạng mã lỗi 0x80244022 hay với thông báo WU_E_PT_HTTP_STATUS_SERVICE_UNAVAIL.

Một số thông báo lỗi ít phổ biến hơn gồm 503 Over Quota và Connection Failed (503) nhưng việc khắc phục sự cố là giống nhau. Nếu website báo lỗi 503 xảy ra khi đang chạy phần mềm server web IIS của Microsoft, bạn có thể nhận được thông báo lỗi cụ thể hơn như một trong các lỗi dưới đây:

  • 503.0: Application pool unavailable
  • 503.2: Concurrent request limit exceeded
  • 503.3: ASP.NET queue full

Các lỗi giống với lỗi 503 Service Unavailable

Nguyên nhân và cách sửa lỗi 503 Service Unavailable

Lỗi 503 Service Unavailable là lỗi phía server; do đó, nó liên quan đến các lỗi máy chủ khác như 500 Internal Server Error, 502 Bad Gateway, 504 Gateway Timeout và một số lỗi khác nữa. Có một số mã trạng thái HTTP máy khách như lỗi 404 Not Found và một số mã khác.

>> Tiết lộ Tuyệt chiêu khắc phục lỗi 500 Internal Server Error

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Icon Icon Icon
Đề nghị báo giá ngay
Chat qua zalo
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0867111333