Kiến Thức
So sánh SAN và thiết bị lưu trữ NAS
612 24/10/2022
SAN và NAS là 2 công nghệ lưu trữ được sử dụng rộng rãi và phổ biến với nhiều người dùng Việt Nam tại thời điểm hiện nay. Bởi chúng có những tính năng và đặc điểm nổi bật cao trong tất cả các thiết bị lưu trữ khác. Trong bài viết này, Máy Chủ Việt sẽ phân biệt 2 công nghệ này để bạn có thể lựa chọn 1 hình thức thật phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Mục Lục
Tìm hiểu về thiết bị lưu trữ dữ liệu
Thiết bị lưu trữ SAN
SAN (Storage Area Network) người dùng được hiểu theo nghĩa truyền thống là thiết bị lưu trữ trong. Bởi SAN là công nghệ lưu trữ được tích hợp và sử dụng hệ điều hành của máy chủ và thiết bị được kết nối với nhau qua nhiều giao thức khác nhau. Nó có khả năng lưu trữ theo khối, đem lại hiệu suất cao ngay cả khi có một số lượng truy cập lớn tại 1 thời điểm. SAN sử dụng đường truyền cáp quang tốc độ cao để truy cập dữ liệu. Nhờ vậy mà loại bỏ các nhược điểm của giao thức TCP/IP và mạng LAN.
>> Tham khảo một vài Server Dell doanh nghiệp thường hay lựa chọn tích hợp với các thiết bị SAN:
SAN được cấu trúc bởi 2 tầng. Tầng đầu tiên phù hợp cho những câu lệnh kết nối và kiểm tra trạng thái của việc kết nối . Đối với tầng thứ hai, có phần hỗ trợ cho các dịch vụ giá trị gia tăng.
>>> Để tìm hiểu sâu rộng về SAN và các ưu nhược điểm của chúng, chúng ta cùng tham khảo qua bài viết: SAN (Storage Area Network) là gì?
Thiết bị lưu trữ NAS
NAS (Network Attached Storage) là thiết bị lưu trữ ngoài bởi chúng được thiết kế và kết nối với các máy chủ hay thiết bị thông minh qua mạng Internet. Và điều đặc biệt là chúng hoạt động trên một hệ điều hành riêng biệt => HĐH [DSM là gì?] – DiskStation Manager là gì?
Bản thân NAS là một node mạng, có địa chỉ IP riêng, kết nối với các thiết bị khác trong cùng mạng. Nhờ đó, NAS giúp tăng cường sự cộng tác. Bạn có thể truy cập dữ liệu từ nhiều vị trí khác nhau, kiểm soát tốt và tăng độ bảo mật dữ liệu.
NAS hoạt động giống một thư mục được chia sẻ. Và người dùng truy cập nội dung của thư mục đó giống như bất kỳ tệp nào khác trên mạng. Tuy nhiên, NAS sử dụng mạng LAN để hoạt động. Do vậy nếu mạng LAN gặp trục trặc thì NAS sẽ ngừng hoạt động.
>> Kiến thức mở rộng thiết bị lưu trữ NAS qua bài: NAS là gì? Đặc điểm và tính năng của chúng
So sánh sự khác nhau giữa SAN và thiết bị lưu trữ NAS
Giao thức
NAS kết nối trực tiếp với mạng Ethernet thông qua cáp vào bộ chuyển mạch Ethernet. NAS sử dụng một số giao thức để kết nối với các máy chủ bao gồm HTTP, NFS, SMB / CIFS,…
>>> Xem ngay một vài thiết bị mạng được mở bán tại Máy Chủ Việt
Đối với SAN thì các máy chủ liên lạc với các thiết bị ổ đĩa SAN thông qua giao thức SCSI. SAN được hình thành bằng cách sử dụng fabric SAS / SATA.
Khả năng mở rộng
Các thiết bị NAS đầu vào có khả năng mở rộng không cao. Nhưng các hệ thống NAS cao cấp có quy mô lên đến petabyte do sử dụng các cụm hay các nút mở rộng quy mô.
Ngược lại, khả năng mở rộng là một ưu điểm lớn của SAN. Kiến trúc mạng của SAN cho phép quản trị viên có thể mở rộng hiệu suất và dung lượng.
Xử lý dữ liệu
NAS xử lý dữ liệu dựa trên file còn SAN thì xử lý dữ liệu khối.
NAS có thể hoạt động trên không gian toàn cầu. Và SAN có quyền truy cập vào hệ thống SAN chuyên dụng. Hệ thống SAN cho phép máy chủ chia sẻ tập tin. Trong kiến trúc SAN, mỗi máy chủ sẽ duy trì một LUN chuyên dụng, không chia sẻ. Hệ thống SAN cho phép máy chủ chia sẻ dữ liệu một cách an toàn thông qua quyền cấp file vào các máy chủ trên cùng LUN.
Kết cấu mạng
NAS sử dụng mạng TCP/IP, phổ biến nhất là mạng Ethernet. Các SAN truyền thống thường chạy trên mạng fibre channel có tốc độ cao. Cũng có nhiều SAN đang sử dụng fabric dựa trên IP bởi chi phí và độ phức tạp của fibre channel.
Dễ quản lý
NAS quản lý dễ dàng hơn SAN rất nhiều. Các thiết bị dễ cắm vào mạng LAN và mang tới một giao diện quản lý đơn giản.
Trong khi đó, SAN cần nhiều thời gian quản trị hơn thiết bị NAS. Việc triển khai yêu cầu thực hiện các thay đổi vật lý cho trung tâm dữ liệu . Và quản lý yêu cầu quản trị viên phải có kiến thức chuyên môn.
Khi nào cần sử dụng công nghệ lưu trữ
- Cần lưu trữ và chia sẻ tập tin
- Lưu trữ dữ liệu cho các website thương mại điện tử
- Chỉnh sửa video
- Lưu trữ big data
- Hỗ trợ các môi trường ảo hoá
- Sao lưu nhanh dữ liệu
SAN và NAS hợp nhất sẽ kết hợp file và lưu trữ dữ liệu vào một hệ thống lưu trữ duy nhất. Hệ này hỗ trợ tối đa bốn giao thức. Bộ điều khiển lưu trữ phân bổ lưu trữ vật lý để xử lý NAS hoặc SAN.
Chúng phù hợp cho các doanh nghiệp vừa, những người cần lưu trữ bằng cả công nghệ NAS và SAN. Nhưng lại không xây dụng được không gian trung tâm dữ liệu và quản trị viên dành riêng cho các hệ thống riêng biệt.
Khi nào nên sử dụng SAN và NAS?
Khi dùng NAS, mục tiêu chính là hợp nhất và chia sẻ tệp dữ liệu; còn SAN cho khả năng mở rộng linh hoạt và bảo mật dữ liệu cao. Có thể xem xét một vài tình huống cụ thể để đánh giá tính hữu dụng của mỗi loại.
Đối với NAS, bạn có thể hợp nhất các dữ liệu và cho phép người dùng dễ dàng truy cập chúng. Công nghệ này cũng khá đơn giản, dễ dàng quản lý, có chi phí thấp và tiết kiệm.
SAN sẽ phù hợp với các doanh nghiệp thương mại điện tử có lượng giao dịch lớn và yêu cầu xử lý I/O đặc biệt cao và độ trễ thấp. Hoặc các doanh nghiệp vận hành website có lưu lượng truy cập cao cũng cần SAN.
>>> Tìm hiểu về công nghệ lưu trữ qua thông tin bài viết: Giải pháp thiết bị lưu trữ dữ liệu DAS, NAS, SAN
Kết hợp SAN vs NAS
Trong nhiều trường hợp, chúng ta có thể cài đặt cả hai hệ thống để đáp ứng các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp. Ví dụ, bạn cần NAS để lưu trữ và truy cập tệp, còn SAN để ảo hóa hoặc cho các trường hợp sử dụng khác. Từ đó sẽ tận dụng được lợi thế của mỗi loại.
Tích hợp cả NAS và SAN để tạo ra một bộ lưu trữ hợp nhất. Bộ nhớ này sử dụng nhiều giao thức như NFS, SMB, kênh sợi quang và SCSI để đảm bảo tính linh hoạt cao, khả năng mở rộng và khả năng thích ứng. Bằng cách này, cùng một bộ nhớ vật lý có thể phân bổ cho cả SAN hoặc NAS tùy theo yêu cầu sử dụng.
>>> Bạn đang quan tâm các địa điểm cung cấp thiết bị lưu trữ uy tín, tham khảo ngay: TOP 5 điểm bán thiết bị lưu trữ NAS uy tín, chất lượng
Kết luận
SAN và thiết bị lưu trữ mạng NAS mỗi loại đều có cơ chế và quy tắc hoạt động riêng của chúng. Mỗi cá nhân và doanh nghiệp cần xem xét nhu cầu và chi phí cần đầu tư thiết bị lưu trữ cho công ty mình sau đó đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất nhé! Chúc các bạn thành công.
Và đừng quên follow WEBSITE Máy Chủ Việt để tìm đọc những tin tức về thiết bị lưu trữ NAS Synology.